Tìm hiểu thông tin về bệnh trĩ

Suy giãn tĩnh mạch chân và những điều cần biết

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Biến chứng của bệnh trĩ

Biến chứng của bệnh trĩ

Biến chứng của bệnh trĩ

Biến chứng của bệnh trĩ thì rất hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra bao gồm:

Thiếu máu do mất máu mạn tính qua búi trĩ, lúc này cơ thể sẽ không có đủ số lượng hồng cầu cần thiết để thực hiện trao đổi Oxy cho tế bào. Trường hợp này hiếm xảy ra.

Nghẹt búi trĩ nếu búi trĩ sa và bị mắc kẹt làm cho mạch máu máu cung cấp cho búi trĩ bị tắc. Lúc này triệu chứng đau sẽ rất rõ ràng. Khi ấn nhẹ vào sẽ cảm giác lộm cộm do có cục máu đông. Vì vậy, nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng tới nhiều bệnh lý nội khoa khác.

Tắc mạch: Là tình trạng hình thành cục máu đông bên trong mạch máu của búi trĩ. Khi mạch máu bị giãn phồng và ứ máu do rặn, bưng vác nặng, có thai, chơi thể thao nặng làm tăng áp lực trong khoang bụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hình thành cục máu đông gây tắc mạch. Tắc mạch trĩ ngoại thì vùng rìa hậu môn sẽ thấy khối phồng nhỏ màu xanh, đi kèm cảm giác đau rát khi sờ, căng. Tắc mạch trong trĩ nội thì có cảm giác đau và cộm trong sâu và triệu chứng không rầm rộ như trĩ ngoại.

Cách điều trị bệnh trĩ như thế nào?

Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ cả ở nhà và bệnh viện như sau:

Điều trị nội khoa

  • Vệ sinh tại chỗ: ngâm nước ấm khoảng 15 phút từ 2 – 3 lần/ngày.
  • Thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt.
  • Thuốc: các loại thuốc được dùng để điều trị bệnh trĩ thường có tác nhân trợ tĩnh mạch, được bào chế từ diếp cá, hoa hòe, đương quy, tinh chất nghệ có công dụng lưu thông khí huyết, giải độc, trị táo bón, tăng sức bền thành mạch và giúp co búi trĩ. Các loại thuốc này đều có cơ chế hoạt động: làm tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, chống viêm tại chỗ, chống tắc mạch, chống nhiễm trùng từ đó giảm phù nề, làm co búi trĩ. Ngoài ra, thuốc mỡ, kem thoa trĩ cũng được dùng tại chỗ để giúp bệnh nhân giảm đau.

Cách điều trị bệnh trĩ như thế nào?

Cách điều trị bệnh trĩ như thế nào?

Điều trị bằng thủ thuật

  • Thắt trĩ bằng vòng cao su: các bác sĩ sẽ dùng dây thun, buộc vào cổ búi trĩ rồi thắt lại. Sau đó búi trĩ sẽ tự co và teo lại.
  • Chích xơ búi trĩ hay còn gọi là tiêm xơ búi trĩ: bác sĩ sẽ dùng thuốc và tiêm vào búi trĩ để tạo xơ nhằm ngăn không cho máu đi vào búi trĩ. Từ đó, búi trĩ sẽ không có chất dinh dưỡng để phát triển và dần dần teo đi.
  • Quang đông hồng ngoại: dùng nhiệt để điều trị bệnh trĩ, tận dụng sức nóng để làm mô đông lại, tạo thành sẹo làm giảm lượng máu đến nuôi búi trĩ đồng thời cố định búi trĩ ở hậu môn.

Phẫu thuật cắt trĩ: các bác sĩ có thể cắt khoanh niêm mạc, cắt búi trĩ, khâu treo trĩ bằng tay, khâu cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler, phẫu thuật Longo…

Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: uống đủ nước mỗi ngày, ăn nhiều chất xơ (có nhiều trong rau, củ, quả), sử dụng thức ăn nhuận tràng (khoai lang, rau mồng tơi, rau diếp cá, rau dền), không nên sử dụng chất kích thích (bia, rượu), không ăn đồ ăn cay nóng, nhiều ớt.
  • Tránh đứng, ngồi quá lâu hoặc ngồi xổm vì có thể làm ảnh hưởng đến sự tuần hoàn của máu ở khoang xương chậu dẫn đến tình trạng ứ máu tại các tĩnh mạch trĩ.
  • Tập thói quen đi cầu vào những thời điểm nhất định trong ngày. Khi đi cầu không nên rặn mạnh vì điều đó sẽ làm búi trĩ trở nên trầm trọng hơn.
  • Vệ sinh sạch sẽ hậu môn khi đi đại tiện xong. Tốt nhất, nên rửa hậu môn bằng nước thay vì lau bằng giấy.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, không làm việc quá sức.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới