Những tai biến gặp phải khi gây tê tại chỗ

Thuốc gây tê tại chỗ hiện nay rất hay được dùng tuy nhiên khi dùng thuốc gây tê cũng có một số tai biến có thể gây nguy hiểm cho người dùng.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Gây tê là gì

Gây tê là gì

Gây tê là gì

Gây tê là một phương pháp vô cảm làm ức chế tạm thời đường dẫn truyền thần kinh để làm mất cảm giác đau ở một vùng nhất định của cơ thể. Do chỉ làm mất cảm giác vùng nên khi được gây tê bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo. Gây tê gồm có hai phương pháp là gây tê tại chỗ và gây tê vùng. Trong đó gây tê tại chỗ chỉ có tác dụng trên một vùng nhỏ như khi làm thủ thuật cho vùng ngoài da, vết thương ở đầu hay ngón tay, ngón chân…còn gây tê vùng có tác dụng ở trên vùng cơ thể lớn hơn như phong bế dây thần kinh ngoại biên ở vùng bụng, lưng hay hai tay, hai chân. Hiện nay có nhiều loại thuốc gây tê tại chỗ thường dùng như novocain, lidocain, bupuvacain được dùng để giảm đau khi thực hiện các thủ thuật hoặc tiểu phẫu ngoài da và niêm mạc hoặc để phong bế các dây thần kinh cảm giác.

Các tai biến khi gây tê tại chỗ

Các thủ thuật này được thực hiện bởi những người có trình độ chuyên môn như nha sĩ, bác sĩ đa khoa, phẫu thuật viên…Do đó nếu sử dụng đúng cách thì các thuốc gây tê tại chỗ chỉ có tác dụng tại vùng được gây tê mà ít khi vào máu gây tác dụng toàn thân tuy nhiên vẫn có những tai biến có thể gặp khi gây tê như:

  • Dị ứng thuốc gây tê: Thuốc gây tê tại chỗ thường dùng thuộc nhóm amid nên hiếm khi gặp dị ứng, tuy nhiên chất bảo quản methyparaben pha trong thuốc tê lại có thể gây ra dị ứng. Khi bị dị ứng bệnh nhân sẽ có biểu hiện tại chỗ như nổi mề đay, nổi ban đỏ, ngứa, phù hoặc có biểu hiện toàn thân như phù toàn thân, co thắt phế quản.

Các tai biến khi gây tê tại chỗ

Các tai biến khi gây tê tại chỗ

  • Nhiễm độc thuốc gây tê: xảy ra khi sử dụng quá liều thuốc tê, do tiêm nhầm vào mạch máu hoặc gây tê ở vùng có nhiều mạch máu như tầng sinh môn, thần kinh liên sườn hai bên. Khi này thuốc gây tê có ảnh hưởng chủ yếu đến hệ thần kinh trung ương và hệ tim mạch, trong đó hệ thần kinh trung ương thường có biểu hiện sớm hơn và thường gặp hơn so với hệ tim mạch. Ảnh hưởng lên thần kinh giai đoạn sớm bệnh nhân có biểu hiện của kích thích thần kinh trung ương nhưng đến giai đoạn sau, bệnh nhân có biểu hiện của ức chế thần kinh trung ương. Giai đoạn sớm hoặc với trường hợp ngộ độc nhẹ, bệnh nhân có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, ù tai, tê bì đầu chi, đầu lưỡi, rối loạn vị giác, lú lẫn và buồn ngủ, trường hợp nặng bệnh nhân có biểu hiện co giật, hôn mê, suy hô hấp và ngừng thở. Với hệ tim mạch, sau khi được gây tê bệnh nhân có thể có biểu hiện nhịp tim nhanh và tăng huyết áp, đặc biệt là khi sử dụng thuốc gây tê có adrenalin. Tuy nhiên sau đó nhịp tim chậm lại dần và có thể gây ra hạ huyết áp. Với trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị truỵ tim mạch, rối loạn nhịp tim hay các bệnh lý nội khoa khác do thuốc tác dụng trực tiếp lên tế bào cơ tim. Rối loạn lên nhịp tim do thuốc tê thường nặng, dai dẳng và rất khó điều trị.
  • Độc tính tại chỗ tiêm: có thể gặp khi sử dụng thuốc gây tê với nồng độ cao, tiêm nhầm liều điều trị với số lượng lớn hoặc có thể lẫn hoá chất trong thuốc tê.

Nhìn chung phương pháp gây tê thường an toàn nhưng vẫn có thể gây tai biến cho bệnh nhân trong đó có những biến chứng có tính chất tạm thời, nhưng cũng có những biến chứng để lại di chứng. Do đó, khi cần thực hiện các thủ thuật hay tiểu phẫu nên chọn những địa chỉ khám uy tín.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới