Bác sĩ chia sẻ thực đơn dành cho bệnh nhân sau đột quỵ
Thực trạng bệnh lý đột quỵ
Theo Tin Y Tế, các báo cáo của Hội Tai biến mạch máu não, hàng năm Việt Nam có khoảng 200 ngàn người bị bệnh đột quỵ, trong đó có hơn 100 ngàn người bị tử vong, và 100 ngàn người bệnh sau đột quỵ với nhiều di chứng ở các mức độ khác nhau. Do các di chứng sau khi đột quỵ, người bệnh cần được chăm sóc đặc biệt cũng như có một chế độ ăn uống đặc biệt để nâng cao sức khỏe cho mình. Tổ chức Y tế Thế giới WHO đưa ra lời khuyên rằng: thực đơn cho người bệnh sau đột quỵ cần cung cấp đủ và cân bằng giữa protein, chất béo và carbonhydrate.
Thực đơn cho bệnh nhân sau đột quỵ gồm những gì?
Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số thực đơn tham khảo dành cho người bệnh sau đột quỵ.
1. Các loại cá
Các loại cá như: Cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá mòi… là những thực phẩm rất tốt cho tất cả mọi người cũng như bệnh nhân sau đột quỵ nói riêng. Chúng có chứa một hàm lượng cao các loại axit béo không bão hòa đa, tham gia tích cực vào tất cả các phản ứng sinh hóa xảy ra trong cơ thể vì chúng có chứa cholesterol tốt, đồng thời làm giảm lượng cholesterol xấu, trong đó gồm cả những mảng xơ vữa bám trong thành mạch máu. Ngoài ra, các loại cá biển có chứa photpho giúp làm tăng sự trao đổi chất trong các mô não. Một chế độ ăn bao gồm nhiều loại cá không chỉ có tác dụng cho bệnh nhân sau đột quỵ mà chúng còn góp phần giảm thiểu tỷ lệ hình thành các mảng xơ vữa động mạch, hay nói cách khác là giảm thiểu đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
2. Các loại rau củ
Ví dụ điển hình như rau cải bó xôi, củ cải và cải bắp đều rất tốt cho não. Chúng chứa các dưỡng chất có khả năng cải thiện các phản ứng sinh hóa trong não. Các loại rau này có thể chế biến thành nhiều món ăn đa dạng phong phú. Bạn có thể dùng ăn sống hoặc nấu chín đều tốt cho cơ thể, đặc biệt là với các loại sa lát từ các loại rau này và dưa bắp cải.
3. Trái cây tươi và quả mọng
BS Anh Tú (GV Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) cho biết: Dâu tây, quả việt quất, cam, quýt… không chỉ ngon miệng mà chúng còn chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa khác. Các chất này có thể “chiến đấu” và trung hòa các gốc tự do, đó là các phân tử nguy hiểm và hoạt động rất mạnh mà không có một electron vì các gốc tự do này có thể lấy electron từ các phân tử khác khiến các tế bào bị giảm đáng kể gây ra các bệnh khác nhau như xơ vữa động mạch.
4. Muối ăn
Nghe có vẻ lạ bởi muối là một loại gia vị thông thường, phổ biến tới mức chúng xuất hiện trong hầu hết bữa ăn của chúng ta dưới dạng gia vị hoặc đồ chấm. Tuy nhiên, chúng ta cần rất cẩn trọng khi cân nhắc liều lượng muối dùng để nấu ăn cho người bị đột quỵ. Muối sẽ thẩm thấu vào máu và sẽ hấp thụ chất lỏng vào máu từ các mô xung quanh gây nên hiện tượng huyết áp cao, làm suy yếu các thành mạch máu thậm chí phá vỡ các mạch máu.
Thực đơn cho bệnh nhân sau đột quỵ
Vì vậy, điều nên nhớ đầu tiên là thức ăn của người sau tai biến mạch máu não (Đột quỵ) phải được nấu chín và không nên hoặc hạn chế dùng muối, và sau đó một vài ngày sẽ cho muối với một lượng vừa phải nhưng nhạt hơn với người khỏe mạnh bình thường. Chế độ ăn uống của người đột quỵ là rất quan trọng và phải kiên trì, không phải một sớm một chiều, cần có thời gian, thậm chí có khi đến cuối cuộc đời.
Lợi ích thực tế
BS Tú (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) chia sẻ thêm, Đột quỵ là một căn bệnh nguy hiểm, không chỉ gây ra tỷ lệ tử vong cao mà ngay cả những người còn sống thường đối mặt với nhiều di chứng nặng nề ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Chế độ ăn uống hợp lý là một biện pháp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả. Tổ chức WHO cho biết, việc thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa giúp giảm tỷ lệ tử vong tới hơn 17%.
Nguồn: benhlyxuongkhop (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur)