Bệnh nhân Gout nên kiêng ăn gì và không nên ăn gì?
Bệnh Gout đã từng là bệnh của “người giàu” nhưng giờ đây bệnh xuất hiện cả ở “người nghèo”. Nguyên nhân bởi giờ chất lượng cuộc sống được nâng cao nên bệnh xuất hiện ở mọi đối tượng. Bài viết sẽ thông tin rõ hơn về những thực phẩm nên kiêng đối với bệnh Gout.
- Thuốc điều trị gút: Dùng đúng cách mới mang lại hiệu quả
- Vì sao người gầy vẫn có nguy cơ mắc bệnh gout?
- Bài thuốc dân gian chữa bệnh gout hiệu quả
Bệnh nhân Gout nên kiêng ăn gì?
Bệnh Gout là bệnh gì?
Bệnh Gout hay còn được gọi là bệnh thống phong, là một loại viêm khớp thường gặp ở nam giới. Bệnh thường hay gặp ở đối tượng trung niên và có tiền sử sử dụng nhiều bia rượu. Bệnh bắt đầu xuất hiện ở những khớp nhỏ như khớp ngón chân, bàn chân…sau đó dần dần mới xuất hiện ở những khớp lớn. Nguyên nhân gây bệnh là do rối loạn chuyển hóa purin làm tăng lượng acid uric trong máu khiến chúng lắng đọng các tinh thể muối urat lại các khớp gây nên tình trạng viêm.
Bệnh biểu hiện bằng các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau các khớp bị viêm. Bệnh nhân đau dữ dội tại chỗ viêm và đau tăng lên khi di chuyển. Bệnh tiến triển thành từng đợt cấp sau đó sẽ không còn cảm giác đau nữa khiến người bệnh lầm tưởng khỏi bệnh.
Nguy cơ mắc bệnh Gout
Đối tượng mắc bệnh Gout hay gặp là năm giới. Nam giới là đối tượng hay sử dụng nhiều bia, rượu và ăn nhiều thực phẩm chứa đạm nên dễ mắc bệnh hơn nữ giới. Tuy nhiên nam giới có nam tính mạnh cúng có thể mắc bệnh Gout như nam giới. Ngoài yếu tố giới tính, tiền sử mắc bệnh béo phì, bệnh thận, cao huyết áp, tiền sử gia đình và sử dụng một số thuốc cũng là nguy cơ khiến hay mắc bệnh.
Bệnh nhân Gout nên kiêng ăn gì?
Theo trang bệnh lý xương khớp, Acid uric là một chất thải được tạo thành từ quá trình phân hủy nhân purin. Purin chính là chất có trong thực phẩm như hải sản, thịt đỏ, bia… Để tránh những biến chứng thứ phát và tình trạng bệnh nặng hơn bệnh nhân Gout nên kiêng những thực phẩm sau:
Bệnh nhân Gout nên kiêng ăn gì và không nên ăn gì?
- Hạn chế những thực phẩm nhiều đường: đường có trong các loại nước ngọt đóng chai có thể khiến lượng acid uric máu tăng. Do vậy bệnh nhân không nên sử dụng các loại nước ngọt đóng sẵn và thực phẩm đã qua chế biến.
- Khẩu phần ăn giảm thịt và cá: trong thực đơn hàng ngày nên cắt giảm bớt thịt bởi trong thịt có lượng purin cao. Đặc biệt các loại thịt đỏ như thịt bò và phần thịt ở các phần cơ sẽ khiến bệnh nặng nề hơn. Lời khuyên cho bệnh nhân Gout là nên sử dụng thịt nạc thay vì thịt mỡ và hạn chế ăn thịt.
- Giảm lượng chất béo đưa vào cơ thể hàng ngày. Chất béo trong thực phẩm hàng ngày đặc biệt là chất béo bão hòa khiến cho quá trình đào thải acid uric ra khỏi cơ thể chậm lại và bệnh nhân sẽ đau đớn hơn. Do vậy nên hạn chế các loại chất béo đưa vào cơ thể và kiêng sử dụng các thức ăn chế biến sẵn nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, thức ăn nhanh… Nếu bạn hay sử dụng sữa nguyên kem thì bạn nên chuyển qua loại sữa tách kem sẽ tốt hơn cho cơ thể.
- Kiêng sử dụng bia, rượu: Bia, rượu là nguyên nhân gây ức chế quá trình chuyển hóa acid uric của cơ thể khiến acid uric máu tăng cao. Bệnh nhân Gout không nên sử dụng bia rượu trong những đợt bệnh cấp và để phòng tránh bệnh có thể tái phát nên bỏ bia rượu ra khỏi thức uống hàng ngày.
Bệnh Gout là bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn và đề phòng được. Người bệnh Gout nên lựa chọn cho mình những loại thực phẩm giàu chất xơ và hạn chế các loại thực phẩm giàu đạm. Thay đổi lối sống càng sớm sẽ giúp bạn đẩy lùi được nhiều bệnh tật.
Theo Phương Lâm – GV Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur