Bệnh sẩn ngứa là biểu hiện ban đầu có thể giúp chúng ta phát hiện được những bệnh gan tiềm tàng và có những phương pháp điều trị thích hợp.
- Phác đồ điều trị bệnh sẩn ngứa
- Bệnh mề đay không nên ăn gì theo hướng dẫn chuyên gia?
- Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa điệm
Cảnh báo mắc bệnh sẩn ngứa có thể là bệnh gan
Bệnh sẩn ngứa biểu hiện chức năng suy giảm
Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định gan làm nhiệm vụ trung hòa độc tố và đào thải muối mật nếu chức năng gan bị suy giảm, những tác nhân gây bệnh có thể bị tích tụ trong cơ thể và lắng đọng ở da gây ra kích ứng và sẩn ngứa trên da có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào kể cả trẻ em.
Chức năng tiêu độc của gan là một trong những chức năng quan trọng để chuyển hóa thức ăn một cách tốt nhất. Trong quá trình đó sinh ra các chất độc nên gan phải chuyển hóa các chất độc đó thành dạng vô hại và đẩy ra khỏi cơ thể theo 3 cách: tiểu tiện, đại tiện và mồ hôi. Nếu chức năng gan của bạn bị suy giảm kéo theo thận phải làm việc nhiều hơn bình thường để bài tiết ra khỏi cơ thể. Khi đó cả 2 chức năng gan và thận bị suy yếu thêm vào đó là sức khỏe bị giảm sút cơ thể dễ dàng nóng trong người sinh ra mụn nhọt, mề đay, sẩn ngứa,…
Ngoài ra, bác sĩ Huệ cho biết thêm nếu chức năng gan bị suy giảm thì số lượng tiểu cầu thường giảm và thiếu hụt các yếu tố đông máu hậu quả là gây ra các đám xuất huyết hoặc bầm tím trên da có thể xuất hiện ngay cả sau các sang chấn nhẹ hoặc tự nhiên. Việc tăng sắc tố da cũng có thể gặp trong xơ gan và bệnh gan do rượu. Bên cạnh đó, nếu chức năng gan bị suy giảm có thể gây ra rụng tóc và các biến loạn ở móng tay, móng chân như bạch sản móng, mất móng.
Lời khuyên của chuyên gia khi bị sẩn ngứa
Lời khuyên của chuyên gia khi bị sẩn ngứa
Có nhiều yếu tố, nguyên nhân tác động dẫn đến gan bị nhiễm độc vì thế khi có thể có những biểu hiện kỳ lạ hay những nốt sẩn ngứa trên da cần đến bệnh viện kiểm tra ngay để xác định xác định tình trạng sức khỏe, ổn định tâm lý và có phương pháp điều trị kịp thời. Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ điều trị để có một chế độ ăn uống hợp lý và có phác đồ điều trị phù hợp tránh những tổn thương lâu dài cho gan ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt theo lộ trình hướng dẫn điều trị của bác sĩ người bệnh cần tạo ra thói quen ăn uống đúng giờ giúp tế bào gan nhanh chóng hồi phục và tái sinh nhanh hơn. Loại bỏ ngứa do bệnh sẩn ngứa gây ra bằng việc thúc đẩy hồi phục chức năng gan. Các chuyên gia y tế khuyên người bệnh sẩn ngứa:
- Hạn chế ăn các thức ăn nóng, cay, nhiều dầu mỡ.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu protein và các chất chống mỡ gan như methionine, choline, lecithin là một liệu pháp bảo vệ gan. Rau xanh, mực, thịt nạc, trứng, cá, các loại đỗ và chế phẩm từ đậu là các thực phẩm giàu protit động vật và methionine.
- Bạn cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A như gan động vật, cà rốt, hẹ, sữa bò, lòng đỏ trứng, rau muống, rau chân vịt, tỏi tây, bắp cải…
- Các thực phẩm chứa nhiều vitamin B1 như: mạch nha, giá, đậu, lạc, rau xanh, hoa quả….
- Uống nhiều nước trong ngày 1,5 – 2l nước.
- Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều đường và thực phẩm có nhiều năng lượng.
- Không được dùng thuốc bữa bãi hay lạm dụng thuốc khi thấy ngứa mà vô hình chung làm cho gan phải làm việc mệt ngọc hơn, bệnh gan hay các bệnh lý nội khoa khác từ gan trở nên trầm trọng hơn.
- Tăng cường rèn luyện thể dục thể thao tăng cường thể lực, chức năng toàn thân mà lại có thể đẩy độc tố ra khỏi cơ thể bằng cách tiết ra mồ hôi.
- Không ăn uống thừa dinh dưỡng và các chất gây dị ứng để hạn chế tối đa việc phát sinh độc tố gây bệnh sẩn ngứa.
- Tinh thần luôn thoái mái, tránh tress, tránh ức chế, hạn chế tối đa kích thích thần kinh bằng các chất như: rượu bia, thuốc lá, cà phê,..
Trên đây là một số lưu ý trong việc điều trị bệnh sẩn ngứa một biểu hiện cảnh báo chức năng gan có thể bị tổn thương. Chúc các bạn sức khỏe tốt.
Nguồn: benhlyxuongkhop.net