Cô Nguyễn Lĩnh – Chuyên gia y khoa (GV Liên thông CĐ Dược Tp.HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur HCM) cho biết: Rối loạn nhịp là tình trạng bất thường về mặt điện học của tim, có thể là bất thường về việc tạo nhịp hoặc bất thường về mặt dẫn truyền điện học trong buồng tim. Rối loạn nhịp tim là bệnh lý thường gặp trên lâm sàng, người bệnh có thể phát hiện tình cờ thông qua khám sức khỏe định kỳ hoặc khi gặp một số rối loạn về nhịp tim phải nhập viện điều trị.
Các dấu hiệu cảnh báo rối loạn nhịp tim là gì?
Những người mắc rối loạn nhịp tim đôi khi không có biểu hiện đặc biệt hoặc không nhận biết được, tuy nhiên có những dấu hiệu đặc hiệu của bệnh người bệnh cần lưu ý được mục bệnh lý tim mạch tổng hợp như:
- Đánh trống ngực là triệu chứng điển hình và hay gặp của bệnh lý rối loạn nhịp. Người bệnh có cảm giác tim đập mạnh trong lồng ngực, có thể có cảm giác hẫng hụt, đôi khi có cảm giác như tim ngừng đập rồi lại đập mạnh trở lại
- Cảm giác khó thở đột ngột xuất hiện kèm theo cảm giác khó chịu ở . Khó thở là triệu chứng gặp trong nhiều bệnh lý nội khoa tuy nhiên nếu có dấu hiệu khó thở kèm theo cảm giác tim đập không đều , hồi hộp, căng tức hay tức nặng ở ngực thì bạn nên đi khám sức khỏe để phát hiện các bất thường, có thể bạn đang gặp các vấn đề nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, hoặc rối loạn nhịp tim rất nguy hiểm.
- Chóng mặt: là cảm giác choáng váng, mọi vật xung quanh quay vòng, hoặc chính bản thân người bệnh quay vòng kèm theo cảm giác mất cân bằng. Chóng mặt là một trong những dấu hiệu nguy hiểm luôn được nhắc tới trong bệnh lý rối loạn nhịp.
- Ngất xỉu : là tình trạng đột ngột mất ý thức trong một khoảng thời gian ngắn. Dấu hiệu này rất đáng lo ngại bởi nó có thể dẫn tới các sang chấn nghiêm trọng, đặc biệt khi đang lái xe, vận hành máy móc, leo cầu thang…
Ai là người có nguy cơ mắc rối loạn nhịp tim?
Rối loạn nhịp tim là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, ở cả hai giới, tuy nhiên có một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao hơn như:
- Người trên 60 tuổi, người tăng huyết áp
- Người mắc các bệnh động mạch vành, suy tim, các bệnh lý van tim
- Người có tiền sử phẫu thuật tim mở
- Người có bệnh lý tuyến giáp, đái tháo đường, bệnh phổi mạn tính, mắc các bệnh lý nội khoa nặng
- Những người mắc bệnh phổi mạn tính, lạm dụng rượu bia, các chất kích thích
Làm gì khi nghi mắc bệnh rối loạn nhịp tim?
Làm gì khi nghi mắc bệnh rối loạn nhịp tim?
- Nếu bạn nghi ngờ mình hoặc người thân xung quanh có dấu hiệu của bệnh rối loạn nhịp tim cần đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được kiểm tra sức khỏe và tư vấn về tình hình bệnh tật.
- Người mắc rối loạn nhịp tim nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tốt cho bệnh lý tim mạch. Người bệnh nên ăn nhiều các loại trái cây, các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau, củ, quả, và thịt gia cầm bỏ da, đậu và thực phẩm không béo. Hạn chế các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo bão hòa, và cholesterol như là lòng đỏ trứng, các loại thịt đỏ. Bên cạnh đó cần loại bỏ chế độ ăn nhiều muối và đường
- Xây dựng chế độ luyện tập hàng ngày, lựa chọn một môn thể thao phù hợp với sở thích và khả năng của bản thân. Duy trì tập luyện 30-45 phút mỗi ngày, đều đặn thường
- Thực hiện lối sống lành mạnh, không hút thuốc lá và các chất kích thích, tránh xa môi trường khói thuốc. Những người thừa cân , béo phì cần thực hiện giảm cân và ổn định chỉ số cholesterol và huyết áp.
- Khi nhịp tim tăng nhanh hoặc có cảm giác khó chịu ở ngực, chếnh choáng cần ngồi nghỉ ngay tại chỗ, gọi người hỗ trợ ngay và không quên việc đến khám và tư vấn chuyên khoa tim mạch thường xuyên
- Tập một số phương pháp giúp cho kiểm soát hơi thở và cả nhịp tim như hít sâu thở chậm sẽ giúp cho việc ổn định lại nhịp tim.
Nguồn: http://benhlyxuongkhop.net