- Tác hại của thuốc lá và hút thuốc lá thụ động như thế nào?
- Bị mắc bệnh dị ứng thời tiết thì người bệnh cần phải kiêng kỵ những gì?
- Những điều cần biết về bệnh dị ứng
Một số bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ
Một số bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ
Viêm da cơ địa (Chàm thể tạng)
Viêm da cơ địa là bệnh lý da khá phổ biến nhất ở trẻ. Dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa là các mụn nước nhỏ li ti xuất hiện tập trung trên vùng da đỏ ở vùng mặt, cánh tay hoặc rải rác toàn thân.
Những mụn nước này thường gây ngứa rát, khi vỡ chảy dịch đồng thời là đường vào của vi khuẩn gây các bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ. Bệnh dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh lý ngoài da khác nên cần được khám đúng chuyên khoa sớm. Để điều trị viêm da cơ địa bạn có thể dùng thuốc chống viêm bôi tại chỗ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Viêm mũi dị ứng và viêm kết mạc dị ứng
Viêm mũi dị ứng là bệnh dị ứng thường hay gặp ở trẻ, tuy triệu chứng không nặng nề nhưng thường kéo dài, gây khó chịu cho trẻ. Trẻ nhỏ mắc viêm mũi dị ứng thường có các triệu chứng như: ngứa mũi, chảy nước mũi, hắt hơi…khiến trẻ thường xuyên gãi mũi, thở bằng miệng và ngủ không yên giấc.
Trẻ bị viêm kết mạc dị ứng sẽ bị ngứa mắt, hay thấy trẻ dụi mắt, chảy nước mắt. Triệu chứng viêm mũi dị ứng hoặc viêm kết mạc dị ứng thường xuất hiện theo mùa trong năm hoặc quanh năm. Bên cạnh việc tìm dị nguyên gây khởi phát bệnh, bác sỹ kê thuốc uống hoặc thuốc xịt mũi (hoặc nhỏ mắt) tùy tình trạng bệnh của từng trẻ.
Trẻ hay bị viêm mũi dị ứng
Dị ứng thức ăn
Dị ứng thức ăn có thể khởi phát ở trẻ bú mẹ (dị ứng sữa) hoặc khởi phát muộn ở trẻ lớn tuổi hơn hoặc các loại thực phẩm như: cá, tôm, trứng, lạc, sữa….
Triệu chứng xuất hiện sau khi trẻ ăn từ vài phút đến vài giờ, bao gồm: phù nề lưỡi hoặc miệng, ngứa rát, ban đỏ có thể rải rác toàn thân kèm ngứa; buồn nôn, nôn, đau bụng, đi ngoài phân lỏng; trong trường hợp nặng có thể có khó thở, tụt huyết áp và mất ý thức, đe dọa tính mạng trẻ.
Điều trị bệnh lý dị ứng như thế nào?
Khi biết được nguyên nhân gây dị ứng, việc ngăn ngừa bệnh tái phát dựa vào khả năng ngăn ngừa trẻ tiếp xúc lại các dị nguyên như: thuốc, thức ăn, phấn hoa,..
Tùy vào từng tình trạng của trẻ, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng Histamin và thuốc chống viêm, đường uống hoặc tại chỗ (xịt mũi, xịt họng, bôi tại chỗ). Trong trường hợp bệnh nặng như: sốc phản vệ, phù mạch…trẻ cần được nằm viện để theo dõi liên tục và dùng thuốc đường tiêm truyền.
Để ngăn ngừa tình trạng bệnh xuất hiện trở lại đòi hỏi các bậc phụ huynh phải theo dõi trẻ sát sao, đồng thời nên lập sổ theo dõi tần suất, mức độ xuất hiện của triệu chứng cũng như yếu tố khởi phát nghi ngờ để thuận lợi cho việc điều trị của trẻ, đặc biệt ở trẻ bị hen phế quản.
Nguồn: benhlyxuongkhop.net