Chuyên Trang Bệnh Lý Xương Khớp

“Hòe hoa” vị thuốc Đông Y điều trị bệnh tăng huyết áp hiệu quả

Bác sĩ Y học cổ truyền Ngô Thị Minh Huệ hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, trong hòe hoa có một hoạt chất có tên là Rutin có tác dụng tăng cường sức bền của thành mạch và chống co thắt, giảm tác dụng của adrenalin trong cơ thể.

“Hòe hoa” vị thuốc Đông Y điều trị bệnh tăng huyết áp hiệu quả

Chính nhờ hoạt chất vô cùng quý giá này mà hòe hoa thường được sử dụng cho những bệnh nhân mắc chứng bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não hay các bệnh lý tim mạch khác.

Tác dụng của vị thuốc Đông Y hòe hoa

Theo Y học cổ truyền, hòe hoa có vị đắng tính bình, quả vị đắng tính hàn, tác dụng vào hai kinh can và đại tràng, quả có tác dụng đến kinh can. Hoa hòe có tác dụng lương huyết thanh nhiệt, chỉ huyết. Quả tính chất gần như hoa nhưng có thể gây ra thai. Dùng chữa xích bạch lỵ, trĩ ra máu, thổ huyết, chảy máu cam, phụ nữ băng huyết.

Còn theo Y học hiện đại, hòe hoa có chứa Rutin. Rutin là một loại vitamin P có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch. Thiếu chất vitamin này tính chất chịu đựng của thành mao mạch có thể bị giảm, mao mạch dễ bị đứt, vỡ, hiện tượng này trước đây người ta chỉ cho rằng do thiếu vitamin C mà có, gần đây phát hiện sự liên quan đối với vitamin P.

Rutin thường dùng cho người bệnh bị cao huyết áp mà mao mạch dễ vỡ, để đề phòng đứt mạch máu não, xuất huyết cấp tính do viêm thận, xuất huyết ở phổi mà không rõ nguyên nhân, còn có tác dụng đối với bệnh tăng huyết áp. Dưới đây là bài thuốc trị bệnh tăng huyết áp từ hòe hoa mà bạn có thể áp dụng

Hòe hoa cũng hỗ trợ điều trị một số bệnh tim mạch khác

Liều dùng cũng như cách sử dụng hòe hoa để trị bệnh

Để điều trị chứng bệnh tăng huyết áp, bệnh nhân sử dụng ngày khoảng 12 – 16g dạng thuốc hãm hoặc sắc, bài thuốc này có tác dụng ổn định huyết áp và tăng cường sức bền của thành mạch, giúp bệnh nhân hạn chế những biến chứng mà bệnh tăng huyết áp gây ra.

Quả hòe có công dụng gần như hoa nhưng có thể gây ra thai, được sử dụng cho những trường hợp có thai lưu, muốn tống máu độc ra ngoài. Liều dùng và cách sử dụng như sau: Ngày dùng 8 – 10g, dạng thuốc hãm hoặc sắc, hoặc dùng 0,5 – 3g dạng bột hoặc viên. Quả sao tồn tính chữa đại tiện ra máu. Ngoài những công dụng trên, hòe hoa còn có tác dụng cầm máu, sử dụng cho những bệnh nhân bị ho ra máu, đổ máu cam, tiểu tiện ra máu, ruột chảy máu. Ngày uống 5 –  20g dưới dạng thuốc sắc.

Hòe hoa có tác dụng làm tăng sức bền thành mạch

Hòe hoa có thể sử dụng thay trà hàng ngày rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch và người cao tuổi, để hãm hòe hoa thay trà, bạn thực hiện như sau: Sử dụng khoảng 20 – 30g hoa hòe khô, cho vào ấm, sau đó rót nước vừa đun sôi vào, với lượng nước khoảng 300ml tức là 10g hoa hòe tương đương 100ml nước. Sau đó đợi khoảng 3 – 5 phút sau khi hoa hòe ngấm nước chìm xuống là có thể dùng được. Nếu hoa hòe chưa chìm xuống là do bạn dùng nước chưa thật sôi. Ngoài ra, có thể có thể cho hoa hòe vào ấm sau đó bạn đổ nước và đun sôi trong vòng 1 – 2 phút để sử dụng thay trà hàng ngày.

Hy vọng qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn đã hiểu hơn về cách sử dụng hòe hoa để điều trị bệnh một cách hiệu quả.

Nguồn: Benhlyxuongkhop.net