Hơi thở hôi
Chứng hôi miệng là một vấn đề khá tế nhị khi giao tiếp mà không ít người gặp phải. Thậm chí vấn đề này có thể nghiêm trọng tới mức ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm của người bệnh, gián tiếp ảnh hưởng tới công việc và các mối quan hệ xã giao.Chứng hôi miệng trong thực tế đã khiến nhiều người khổ sở, là nguyên nhân khiến họ tự ti khi giao tiếp.
Bác sĩ Nguyễn Anh Tú (Giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cs TP.HCM) chia sẻ: Hôi miệng hay hơi thở có mùi khó chịu là vấn đề thường thấy, ai cũng từng gặp vấn đề này, khi này khi khác trong cuộc đời. Sự khác nhau chỉ là ở mức độ nặng hay nhẹ, thường xuyên hay không thường xuyên. Có người tự nhận biết được, có người chưa.
Nguyên nhân của chứng hôi miệng
Tin Y Dược tổng hợp về nguyên nhân gây hôi miệng thường được chia thành 2 nhóm: Nguyên nhân xuất phát từ miệng và nguyên nhân xuất phát bên ngoài miệng.
1. Nguyên nhân xuất phát từ miệng
- Do thức ăn: Một số loại thức ăn thường khó mất mùi, như hành, tỏi, các thức ăn tanh như tôm, cua, cá, hải sản…, các loại mắm và đồ ngọt…
- Vi khuẩn trong khoang miệng hoạt động mạnh sau khi ăn, sinh ra các sản phẩm chuyển hóa có mùi hôi.
- Hút thuốc lá, uống rượu bia…
- Do bệnh lý răng miệng: kẽ răng thưa, sâu răng, viêm lợi…
- Do vệ sinh răng miệng kém.
- Do khô miệng: Miệng khô, không được dưỡng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hoạt động mạnh, gây ra hôi miệng. Khô miệng có thể do không được uống nước đầy đủ, hút thuốc, rượu bia, hoặc tác dụng phụ của một số thuốc (thuốc hạ huyết áp, thuốc an thần, thuốc chống dị ứng, thuốc lợi tiểu…).
2. Nguyên nhân xuất phát bên ngoài miệng
Hôi miệng có thể do các bệnh lý về tiêu hóa như hội chứng trào ngược dạ dày, thực quản, bệnh hở van tâm vị; bệnh hô hấp như viêm mũi xoang, viêm phổi, viêm cuống họng…; bệnh rối loạn chuyển hóa (hội chứng mùi cá ươn); các bệnh xơ gan, suy thận, tiểu đường…cũng gây ra hơi thở có mùi hôi đặc trưng. Một số phụ nữ, hơi thở thường có mùi hôi hơn trong thời kì kinh nguyệt.
Khắc phục chứng hôi miệng
Bác sĩ Tú (Giảng viên tại Trường CĐ Y Dược Pasteur cs TP.HCM) chia sẻ cách khắc phục chứng hôi miệng hiệu quả như sau: Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ là vấn đề luôn phải chú ý mỗi ngày, giúp hạn chế tình trạng hôi miệng và phòng ngừa bệnh răng miệng. Thông thường, đánh răng tối thiểu mỗi ngày 2 lần sáng và tối; có thể đánh thêm sau các bữa ăn trong ngày. Thường xuyên sử dụng nước súc miệng nhằm loại trừ vi khuẩn hiệu quả hơn. Khám răng miệng định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh răng miệng.
Ngoài ra, tình trạng hôi miệng do bệnh lý ngoài khoang miệng, cần thăm khám và điều trị kịp thời các bệnh lý này, nhờ đó mới có thể khắc phục triệt để chứng hôi miệng.
Để khắc phục tạm thời chứng hôi miệng hoặc tình trạng hơi thở có mùi khó chịu, giải pháp tiện dụng hiện nay được nhiều người lựa chọn là nước xịt thơm miệng.
Xịt thơm miệng được sử dụng phổ biến từ khá lâu trên thế giới. Nó trở thành vật dụng bất ly thân của nhiều người, bởi công dụng không chỉ để làm thơm hơi thở, mà còn giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây hôi miệng và sâu răng.
Các sản phẩm xịt thơm miệng: thường được bào chế từ các thảo dược quen thuộc, an toàn với sức khỏe như bạc hà, trà xanh, cúc hoa, cam thảo, lô hội…nên các chế phẩm này tạo sự tin tưởng cho người dùng. Các tinh chất thảo dược này vừa có tác dụng khử mùi, làm thơm miệng, vừa có tác dụng kháng khuẩn. Nên sử dụng xịt miệng không chỉ để làm thơm miệng tức thời, mà còn giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây hôi miệng, sâu răng, viêm lợi…
Sau các bữa ăn ở công sở hoặc ăn uống bên ngoài, biện pháp giữ vệ sinh răng miệng tạm thời, nhưng khá hiệu quả. Kết hợp uống nước lọc kết hợp chỉ nha khoa có tác dụng làm sạch kẽ răng, sau đó dùng xịt miệng.
Các chế phẩm này mang tính tiện lợi rất cao, không chỉ là vì tác dụng nhanh chóng ngay sau khi xịt, mà còn bởi dạng chai nhỏ gọn, dễ dàng mang theo nên thuận tiện sử dụng mọi lúc mọi nơi. Vì vậy, luôn mang theo chai xịt thơm miệng sẽ giúp mọi người an tâm về hơi thở thơm mát.
Nguồn: benhlyxuongkhop.net – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cs TP.HCM