Chuyên Trang Bệnh Lý Xương Khớp

Lời khuyên từ chuyên gia dành cho sản phụ mắc tiểu đường thai kỳ


Lời khuyên từ chuyên gia dành cho sản phụ mắc tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Theo mục bệnh lý chuyển hóa tổng hợp cho thấy, bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn lượng đường trong máu khi mức đường huyết cơ thể luôn cao, khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy bị hạn chế nên không thể chuyển hóa glucose thành năng lượng và bệnh chỉ xảy ra trong thời gian mang thai và sẽ mất dần sau khi sinh bé. Nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ lần đầu thì có nguy cơ sẽ quay lại trong lần mang thai thứ hai.

Nguyên nhân và biểu hiện

Chuyên gia nội tiết Nguyễn Thị Thảo – GV VB2 Cao đẳng Dược TP.HCM  – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cs TP.HCM cho biết: Nguyên nhân dễ dẫn đến tiểu đường thai kỳ chính là do nhu cầu thèm ăn, ăn nhiều đồ ngọt, ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, hút thuốc, huyết áp cao, lười vận động…của bà bầu.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ cũng giống như bệnh tiểu đường ở người thường. Hầu hết các mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ ít có triệu chứng cụ thể, chỉ có một vài người nhận thấy qua việc hay khát nước, đi tiểu thường xuyên …

Bà bầu bị tiểu đường có nguy hiểm không?

Mặc dù tiểu đường thai kỳ không ảnh hưởng đến sinh hoạt của mẹ trong thời kỳ mang thai nhưng lại nguy hiểm khi có dấu hiệu chuyển dạ hoặc trong lúc sinh. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé như:

Lời khuyên cho sản phụ

“Khi phát hiện mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống bên ngoài mà nên đến bệnh viện để được thăm khám, bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng bệnh của mẹ để kê đơn điều chỉnh lượng insulin trong cơ thể.” – Chuyên gia nội tiết Nguyễn Thị Thảo – GV VB2 Cao đẳng Dược TP.HCM  – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cs TP.HCM chia sẻ thêm.

Trong quá trình điều trị, mẹ bầu phải thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu để theo dõi kịp thời những biến động, chủ động phòng ngừa.

Bà bầu bị tiểu đường có nguy hiểm không?

Chị em nên dành 30 phút luyện tập nhẹ nhàng mỗi ngày sẽ giúp cơ thể dễ dàng dung nạp glucose, đẩy lùi tiểu đường khắc phục triệu chứng đau lưng, chuột rút…

Mẹ bầu cần nghỉ ngơi, hạn chế làm việc trong thời gian mang thai. Đặc biệt, không được mang tâm lý buồn chán, lo lắng, stress vì sẽ dễ làm bệnh nặng thêm.

Mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn thực phẩm ngọt, chứa nhiều đường. Ngoài ra, các chất béo mỡ động vật, thức ăn chiên dầu chứa nhiều cholesterol cũng nên hạn chế đến mức tối đa.

Những thực phẩm đồ hộp đóng gói dùng ăn liền cũng cần được kiểm tra hàm lượng dinh dưỡng trên bao bì sản phẩm trước khi đưa vào cơ thể, nên chia nhỏ các bữa ăn, thường có 3 bữa chính và 2 – 3 bữa phụ, không nên ăn quá no và tuyệt đối không bỏ qua bữa sáng.

Nên bổ sung thực phẩm chứa carbohydrate như đậu, ngũ cốc… hoặc các chất béo có lợi cho cơ thể như: dầu oliu, dầu thực vật, cá biển, rau quả, trái cây tươi, ít tinh bột nhưng chứa nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất là thực phẩm tốt nhất dành cho mẹ bầu.

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cs HCM