Bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, việc phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp cũng như áp dụng đúng những nguyên tắc ăn uống sẽ làm giảm rõ rệt tỷ lệ các biến chứng về tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận… Một chế độ ăn hợp lý, khoa học là một nhân tố quan trọng để phòng và chống tăng huyết áp hiệu quả.
- “Hòe hoa” vị thuốc Đông Y điều trị bệnh tăng huyết áp hiệu quả
- Bệnh nhân bị bệnh huyết áp cao nên cẩn thận khi uống cà phê
- Tự chữa bệnh huyết áp bằng 3 bài thuốc dân gian tại nhà
Điều dưỡng Pasteur chỉ ra nguyên tắc ăn uống cho bệnh nhân tăng huyết áp?
Điều dưỡng viên Lâm Thị Nhung giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân tăng huyết áp đó chính là: ăn uống hợp lý, đủ chất, bảo đảm cho tim mạch hoạt động tốt, tránh hoặc hạn chế các bệnh gây tăng huyết áp như: vữa xơ động mạch, cholesterol máu cao, tiểu đường, suy gan, thận… Để làm được điều này, bệnh nhân tăng huyết áp cần thực hiện nguyên tắc ăn uống cho bệnh nhân tăng huyết áp như sau:
Nguyên tắc ăn uống cho bệnh nhân tăng huyết áp
Năng lượng: Bệnh nhân tăng huyết áp cần đảm bảo 35 Kcal/Kg cân nặng/ngày. Đối với những người thừa cân và béo phì thì cần ít hơn để giảm cân vì giảm cân là một yếu tố giúp bệnh nhân kiểm soát huyết áp hiệu quả.
Bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp có thể mắc nhiều biến chứng nguy hiểm
Chất đạm (protein): Bệnh nhân tăng huyết áp cần đảm bảo 0.8 – 1g/kg cân nặng/ngày: Thay vì sử dụng những loại thịt nhiều mỡ, bệnh nhân tăng huyết áp nên tăng cường sử dụng các cá hay chất đạm từ các loại đậu,… . Tuy nhiên để thay đổi khẩu vị nên dùng cả thịt và cá cho bữa ăn hằng ngày. Bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp nên sử dụng các loại thịt gia cầm như thịt trâu, bò, dê, lợn, gà, vịt, ngan ngỗng… Các loại đậu nành, đậu đen, đậu xanh, vừng, lạc… là một trong những thực phẩm mà bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp nên sử dụng. Đối với những bệnh nhân đã có biến chứng suy thận thì cần giảm xuống 0,4 – 0,6g/kg cân nặng/ngày.
Chất bột đường (glucid): Chất bột đường (glucid) được coi là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, bệnh nhân tăng huyết áp cần ăn đủ theo nhu cầu để cơ thể có năng lượng để hoạt động. Nhưng bệnh nhân cũng cần chú ý đến cân nặng của mình, nhưng cũng không nên ăn ít quá, không đủ năng lượng để sống và làm việc sẽ bị gầy sút, suy dinh dưỡng, khiến bệnh nhân dễ mắc các bệnh khác.
Chất béo (lipid): Bệnh nhân tăng huyết áp cần đảm bảo 15 – 20% năng lượng. Ăn ít mỡ, bơ dùng dầu từ cá, đậu tương, lạc, vừng là tốt nhất. Bỏ thức ăn chứa nhiều cholesterol như óc, lòng, tim, gan, ăn ít trứng.
Bệnh nhân tăng huyết áp nên tăng cường sử dụng cá
Rau và trái cây: Rau và trái cây là những thức ăn rất cần thiết cho người bị tăng huyết áp cũng như bị các bệnh tim mạch khác nhờ các ưu điểm: chứa nhiều kali và hầu như không có natri, rất có lợi cho tim mạch; rau, trái cây tươi chứa nhiều vitamin thiên nhiên và nhiều chất chống ôxy hóa, góp phần chống lão hóa; có nhiều chất xơ, cần thiết cho hoạt động tiêu hóa và giúp thải trừ cholesterol ra ngoài…
Muối khoáng: Một số loại muối khỏang có lợi cho sức khỏe như kali, magiê, canxi, trừ natri,…Ngoài ra, bệnh nhân tăng huyết áp cũng không nên sử dụng các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, không hút thuốc lá, thuốc lào, tránh dùng rượu, cà phê, chè đặc vì kích thích thần kinh làm tăng huyết áp…
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn đã hiểu hơn về nguyên tắc ăn uống đối với bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp.
Nguồn: Benhlyxuongkhop.net