Chuyên Trang Bệnh Lý Xương Khớp

Truy tìm nguyên nhân gây suy nhược cơ thể ở trẻ em

Suy nhược cơ thể gây ra tình trạng mệt mỏi cả về thể xác và tinh thần, đặc biệt chúng khiến trẻ ngày càng còi cọc, duy kiệt ở trẻ em, do đó việc xác định nguyên nhân gây suy nhược cơ thể ở trẻ em là cách cha mẹ giúp phát triển toàn diện.

Truy tìm suy nhược cơ thể ở trẻ em nguyên nhân do đâu?

Nếu như đối với người lớn, suy nhược cơ thể có thể bắt nguồn từ nguyên nhân hoạt động quá sức, thiếu nghỉ ngơi, cung cấp năng lượng chưa đủ cho một ngày,…hay cũng có thể người bệnh mắc một số bệnh lý trong người. Tuy nhiên đối với trẻ em, suy nhược cơ thể ít được sử dụng, thay vào đó là suy dinh dưỡng hay trẻ còi cọc để diễn tả một đứa trẻ ốm yếu.

Nguyên nhân gây suy nhược ở trẻ em

Theo những nghiên cứu từ các nhà khoa học, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh suy nhược ở trẻ em. Tuy nhiên có những nguyên nhân phổ biến mà các cha mẹ đặc biệt lưu ý để có thể phòng tránh, giúp trẻ có sức khỏe tốt nhất để phát triển:

Đây là nguyên nhân các mẹ cần đặc biệt lưu ý đến con trẻ, bởi nếu thiếu 1 số dưỡng chất thiết yếu cho hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ võng mạc, hệ thần kinh, v.v…hay trẻ mắc một số bệnh lý cấp tính như tiêu chảy cấp, viêm phổi hay các bệnh lý mãn tính như sốt kéo dài, suyễn không được kiểm soát tốt, bệnh tim bẩm sinh, lao phổi, bệnh lý về máu,…

Việc trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp như suyễn hay viêm phổi đều khiến trẻ khó thở, không muốn hoạt động do mệt. Biểu hiện mà các mẹ dễ nhận thấy nhất chính là những cơn hô kèm theo khó thở, trẻ ăn kém, mệt mỏi. Khi thấy những biểu hiện này của trẻ, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các bệnh viện thăm khám kỹ lường để phát hiện bệnh lý kịp thời.

Cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện khám định kỳ phòng tránh suy nhược cơ thể

Theo các bác sĩ chuyên khoa bệnh lý tiêu hóa, việc trẻ bị suy kiệt có thể do nôn ói nhiều hoặc tiêu lỏng nhiều lần. Việc dinh dưỡng của trẻ hạn hẹp hoặc cha mẹ bổ sung không đúng cách, trẻ bị dị ứng đạm sữa bò hay 1 số thức ăn khác cũng làm cho trẻ chậm phát triển về thể chất. Nếu như người lớn bị bệnh thường do chưa biết cố tình bỏ qua bệnh tật và làm việc như bình thường thì trẻ em lại bộc phát trực tiếp bằng những thay đổi, biểu hiện ra bên ngoài.  Ví dụ như trẻ mọc răng hay sắp bị bệnh thường sốt nhẹ, ăn kém hoặc bỏ ăn,…nên việc theo dõi sức khỏe thường xuyên cho trẻ là một trong những yếu tố quan trọng giúp trẻ sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Theo các chuyên gia sức khỏe, trẻ nhỏ dưới 1 tuổi khám cần ít nhất khám 1 lần mỗi tháng , trẻ 2 tuổi 2 tháng khám 1 lần , trẻ 3 tuổi 3 tháng khám 1lần,… trẻ > 6 tuổi thì nửa năm khám 1 lần.

Tuy nhiên trẻ phát triển quá tốt về chiều cao và cân nặng nhưng lại chậm về vận động, cũng như tiếp xúc khó khăn thì phải được theo dõi sát và có những biện pháp hổ trợ kịp thời. Cha mẹ nên tìm đến bác sĩ khoa nhi để có thể tư vấn về dinh dưỡng cũng như theo dõi sự phát triển toàn diện của trẻ nhằm phòng ngừa khả năng mặc bệnh suy nhược cơ thể.

Trẻ em rất dễ bị mắc bệnh do những những thay đổi của yếu tố ngoại cảnh nên việc phòng bệnh cho trẻ là điều cần thiết mà mỗi cha mẹ cần quan tâm. Cha mẹ nên nhớ, trẻ khỏe mạnh là khi trẻ ăn ngủ bình thường, phát triển thể chất vận động tốt, lên cân tốt, phát triển ngôn ngữ và lời nói tốt. Do đó, để trẻ phát triển khỏe mạnh,  cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến những thay đổi của trẻ và khám định kỳ cho trẻ.

Bích Nhuần – benhlyxuongkhop.net