Chuyên Trang Bệnh Lý Xương Khớp

Biểu hiện và cách xử trí khi nhiễm độc chì


Biểu hiện và cách xử trí khi nhiễm độc chì

Bác sĩ Phạm Hữu – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ : “Kim loại này không mùi, không vị nên mắt thường không nhìn thấy, chỉ khi xét nghiệm mới biết được.Hàm lượng chì hấp thụ vào máu tùy tùy theo lượng thực phẩm có trong dạ dày. Đặc biệt hơn, cùng số lượng chì ăn vào qua đường tiêu hóa trẻ em hấp thụ chì vào máu nhiều hơn người lớn tới 4 – 5 lần.”

Chì là gì? Chì vào cơ thể chúng ta bằng cách nào?

Chì (Pb) là một kim loại nặng, là nguyên tố có độc tính cao với sức khỏe con người.Nhưng chì có thể đến từ không khí, từ môi trường bị ô nhiễm, do tiếp xúc với thực phẩm, nước, mỹ phẩm, vật dụng có chứa chì….?

Chì có thể xâm nhập vào cơ thể do hít bụi từ các loại sơn cũ có chứa chất chì, hay tiếp xúc với nguồn nước, nguồn đất bị ô nhiễm chì, hít thở không khí có chì…

Hiện nay sử dụng các loại mỹ phẩm, thực phẩm có chứa chì là cách gián tiếp đưa chì vào cơ thể chúng ta.

Chì tồn tại trong cơ thể chúng ta như thế nào?

Chì tác động chủ yếu là rối loạn bộ phận tạo huyết (tủy xương). Chì xâm nhập vào máu, chì gắn với hồng cầu.Về lâu dài chì tập trung chủ yếu ở xương. Ở người lớn, 95% lượng chì của cơ thể ở xương, trong khi ở trẻ em là 70%. Chì cũng xâm nhập cả móng tay, chân, mồ hôi, nước bọt và sữa.Nhưng đào thải khỏi cơ thể rất chậm và tồn tại ở xương trong nhiều năm.

Lượng chì hấp thu vào cơ thể Trẻ em giữ lại tới 33% lượng chì so với 1-4% ở người lớn.

Tuy nhiên, chì tích luỹ trong xương còn có thể đi vào máu trong quá trình mang thai, do đó thai nhi cũng bị phơi nhiễm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe em bé sau này.

Nếu cơ thể nhiễm chì sẽ ra sao?

Theo WHO, nhiễm độc chì gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng về sức khỏe, đặc biệt là ở trẻ em. Thống kê của WHO cho thấy khoảng 600.000 các ca chậm phát triển hàng năm trong trẻ em do nhiễm độc chì. Điều đáng chú ý là có tới 99% trẻ em bị nhiễm chì đến từ các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Theo các nhà khoa học, tình trạng nhiễm độc chì ở trẻ em và người lớn có sự khác biệt nhau.Phân ra 3 dạng chính: mức độ nặng, nhẹ và trung bình.

– Chẩn đoán mức độ nhiễm độc chì ở trẻ em

– Mức độ nhiễm độc chì ở người lớn:


Nhiễm độc chì có nguy hiểm không

Làm gì khi bị nhiễm độc chì?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế cấp cứu nội khoa, trong trường hợp nghi ngờ bị nhiễm chì, hãy đến các bệnh viện để yêu cầu xét nghiệm độc . Tiếp đó, ngừng tiếp xúc với nguồn chì gây ra ngộ độc. Và sau cùng là chữa các biểu hiện ngộ độc; tẩy độc khi mới tiếp xúc với chì –khi chì còn ở trên da Có thể tắm rửa bằng xà phòng, rửa dạ dày, rửa ruột, nội soi gắp chì trong đường tiêu hóa ra ngoài. Điều trị ngộ độc chì cần thời gian, có thể kéo dài hàng tháng đến hàng năm do chì thường gắn chặt ở xương.

Kết luận:

Như đã nêu ở trên, tình trạng nhiễm độc chì có thể gây nên các nguy hại rất lớn đến sức khỏe của con người, đặc biệt là ở trẻ em.Bởi vậy, chúng ta cần giữ gìn môi trường trong sạch, tránh gây ô nhiễm

Trên đây là những dấu hiệu cho chúng ta biết người bệnh đã bị nhiễm chì, nếu không hỏi kỹ tiền sử và có những xét nghiệm cần thiết thì nhiều khi dễ chẩn đoán nhầm sang các bệnh lý khác.

Theo bác sĩ Phạm Hữu – GV Trường Cao đẳng Y dược Pasteur

Nguồn: http://benhlyxuongkhop.net