Bệnh Paget xương là bệnh gì?
Theo chuyên gia y tế Hoàng Thanh – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ tại mục bệnh cơ xương khớp cho thấy, Hiện nay một trong những căn bệnh có liên quan tới quá trình chuyển hóa và trao đổi chất giúp tái tạo các tế bào xương là bệnh Paget xương. Bệnh này có thể gây ra nhiều những triệu chứng và biến chứng nguy hiểm cho hệ xương, đồng thời nó cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người bệnh, nhất là những bệnh nhân cao tuổi.
Dấu hiệu và biến chứng khi mắc phải Paget xương
* Nhờ quá trình trao đổi chất và chuyển hóa mà bộ xương có thể tăng kích thước theo độ tuổi, tăng sức bền, tham gia các hoạt động chức năng của cơ thể. Paget xương làm các hoạt động của cơ thể cũng bị ảnh hưởng trầm trọng. Paget xương có thể gây triệu chứng ở bất kì khu vực vào trên cơ thể, tùy vào khu vực ảnh hưởng mà có các dấu hiệu khác nhau như:
- Người mắc bệnh Paget xương ở vùng chậu sẽ có cảm giác đau ở xương hông.
- Triệu chứng đau nhức đầu, suy giảm thính giác ở người bệnh khi bệnh gây ảnh hưởng đến xương hộp sọ.
- Nếu vùng gây bệnh là ở xương cột sống thì sẽ trực tiếp tác động tới các rễ thần kinh có ở đó, các dây thần kinh ngoại biên có thể bị chèn ép, dẫn tới các cơ quan nhận chi phối từ dây thần kinh này có biểu hiện đau nhức, ngứa, khó chịu, tê bì…
- Do chân chịu phần lớn trọng lượng của cơ thể nên khi paget xương xuất hiện ở chân có thể làm biến dạng xương, các khớp có thể bị viêm.
* Mặc dù Paget xương diễn ra rất chậm và gần như ít xuất hiện triệu chứng, bệnh có thể gây ra các biến chứng phức tạp như:
- Chất lượng xương giảm làm cho người bệnh dễ bị gãy xương, biến dạng xương.
- Bệnh gây ảnh hưởng tới chức năng tạo máu của tủy xương; ngoài ra còn có thể dẫn tới nguy cơ mắc bệnh suy tim.
- Các xương bị biến dạng kéo theo các khớp cũng có những bất thường, có thể dẫn tới viêm khớp.
- Một số trường hợp hiếm biến chứng chuyển sang dạng nguy hiểm là ung thư xương.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng Paget ở xương
Bệnh Paget xương hiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân, tuy nhiên vẫn có một vài yếu tố nguy cơ có thể gây ra bệnh này như:
- Những người có lớn tuổi sẽ diễn ra quá trình lão hóa bên trong cơ thể, trong đó hẹ xương khớp cũng bước vào lão hóa có thể dẫn tới Paget xương.
- Tỉ lệ mắc bệnh ở nam giới nhiều hơn so với phụ nữ.
- Nếu xảy ra sự bất thường trong quá trình tái tổ hợp của gene, hay trong gia đình từng có người mắc bệnh thì tỉ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn.
Điều trị và phòng ngừa bệnh Paget xương
Bệnh có thể có hoặc không có triệu chứng, nên nếu như tình trạng bệnh không nặng thì có thể không cần điều trị. Khi bệnh xuất hiện triệu chứng thì chủ yếu là điều trị triệu chứng, do chưa xác định rõ được nguyên nhân. – Có thể dùng một số thuốc giúp chống loãng xương, cải thiện chất lượng xương như: Ibandronate, Zoledronic acid, Risedronate, Alendronate, Pamidronate.
- Ngoài ra có thể dùng hormone tham gia trao đổi chất ở xương như calcitonin.
- Nếu bệnh nhân là trường hợp hiếm của Paget xương có thể sẽ phải tiến hành phẫu thuật như: thay các khớp bị hỏng, chữa các vết nứt trên xương, hay cải thiện các xương biến dạng.
- Việc bổ sung đầu đủ dinh dưỡng cho cơ thể, tăng cường sức khỏe cũng là một trong các phương pháp phòng ngừa bệnh như:
- Bổ sung các thực phẩm tốt cho xương như canxi, vitamin D…, tốt cho quá trình chuyển hóa và trao đổi chất ở xương.
- Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên giúp xương chắc khỏe hơn, hạn chế nguy cơ bị Paget xương.
Nguồn: Bệnh lý xương khớp 2019