Nhiều người quan niệm bệnh huyết áp cao nói riêng và bệnh tim mạch nói riêng là bệnh lý chỉ xảy ra ở độ tuổi trung niên, người trưởng thành và người cao tuổi. Tuy nhiên, thực tế lại chứng minh điều ngược lại, trẻ em cũng có thể trở thành nạn nhân của bệnh lý này nếu không được phát hiện sớm và điều trị triệt để.
- Bệnh huyết áp cao khiến bệnh nhân bị suy giảm thị lực trầm trọng?
- Tiết lộ bí quyết giúp người bị bệnh huyết áp cao sống sót trong tích tắc
- Vì sao người bị bệnh huyết áp cao thường bị chảy máu mũi?
Cảnh báo: Bệnh huyết áp cao là “sát thủ thầm lặng” ở trẻ em?
Vì sao trẻ em vẫn có thể bị huyết áp cao?
Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân gây ra bệnh huyết áp cao ở trẻ emn rất đa dạng và xuất phát từ nhiều yếu tố. Cụ thể nếu trẻ em bị bệnh càng nhỏ thì chứng tỏ đây là một bệnh lý đặc biệt nghiêm trọng và nên được điều trị ngay lập tức trước khi xảy ra biến chứng nguy hiểm khác. Theo đó, bác sĩ chuyên khoa khẳng định trẻ bị bệnh huyết áp cao là do đã từng mắc bệnh lý của thận; một số bệnh như dị dạng mạch máu hay rối loạn hormone cũng có thể là nguyên nhân của cao huyết áp tăng nhanh. Mẹ sử dụng một số loại thuốc (như steroides hay thuốc ngừa thai) cũng có thể khiến trẻ bị bệnh này từ khi tuổi còn rất nhỏ.
Đặc biệt đối với trường hợp trẻ sơ sinh cũng bị bệnh huyết áp cao thì có thể xác định được một số nguyên nhân chính là: biến chứng của sinh non như huyết khối trong động mạch thận hay loạn sản phế quản phổi. Bên cạnh đó có một nguyên nhân rất phổ biến nữa chính là xảy ra hiện tượng bất thường thận bẩm sinh và hẹp eo động mạch chủ. Nếu để trẻ lớn thì xác định nguyên nhân gây ra bệnh huyết áp cao càng phức tạp bởi vì chủ yếu người ở tuổi thiếu niên và người lớn mới bị huyết áp cao. Theo đó, trẻ em ở tuổi vị thành niên thì có bệnh tim mạch từ các nguyên nhân di truyền, tập tính sinh hoạt và ăn uống hằng ngày như các nguyên nhân: tiền sử gia đình có người đã từng bị bệnh, chế độ ăn uống thiếu khoa học, quá nhiều muối, làm việc căng thẳng, bị béo phì, lười hoạt động và không tập thể dục thường xuyên. Bên cạnh các nguyên nhân như sử dụng chất kích thích như rượu bia, hút thuốc lá…cũng có thể khiến người trẻ tuổi bị huyết áp cao. Đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh lý xương khớp phổ biến.
Vì sao trẻ em vẫn có thể bị huyết áp cao?
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh huyết áp cao ở trẻ em?
Nếu không điều trị sớm thì bệnh huyết áp cao ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm chết người. Vì thế cách duy nhất để có thể tránh nguy cơ mắc bệnh co con em mình cũng như chính bản thân thì ngay bây giờ bạn cần trang bị cho bản thân cách phòng ngừa và điều trị. Theo đó là thay đổi lối sống, ăn uống khoa học, chất dinh dưỡng cân đối phù hợp với cơ thể của trẻ em. Các chuyên gia khuyến cáo cách phòng ngừa bệnh huyết áp cao ở trẻ em như sau:
– Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý, không thể quá cân hay béo phì.
– Duy trì thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng, khoa học, hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường, mỡ, mặn, nhiều muối, thức ăn nhanh và đồ ăn có gas cũng như các thực phẩm có cồn. Nên bổ sung thêm một số đồ ăn như: chất xơ, rau xanh, trái cây…vv.
– Tăng cường các hoạt động thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể vừa tránh được nhiều bệnh tật.
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh huyết áp cao ở trẻ em?
– Hạn chế ngồi quá lâu hoặc cùng một tư thế trước màn hình vi tính, chơi game, xem ti vi…hay các thiết kế kỹ thuật.
– Hạn chế các món ăn có nhiều chất béo, muối và các chất khó tiêu.
Trên đây là một số cách để bạn có thể phòng ngừa được bệnh huyết áp cao ở trẻ em cũng như các nguy cơ bị bệnh liệt do tai biến mạch máu não khi lớn lên và về già.
Trang Minh