Chuyên Trang Bệnh Lý Xương Khớp

Điều trị bệnh võng mạc do đái tháo đường

Bệnh võng mạc do đái tháo đường là gì?

Bệnh võng mạc do đái tháo đường là gì?

Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose huyết mạn tính ngay cả khi đói do thiếu hụt insulin tuyệt đối hoặc tương đối, kèm theo các rối loạn chuyển hóa glucid, lipid, protid.

Đái tháo đường là bệnh lý nguy hiểm gây ra nhiều biến chứng trên hầu khắp các cơ quan trên cơ thể. Một trong số đó là bệnh võng mạc do đái tháo đường. Trong bệnh lý này, võng mạc bị tổn thương bởi sự thiệt hại các mạch máu nhỏ của mô nhạy sáng ở phía sau của mắt. Trường hợp không được điều trị kịp thời, bệnh võng mạc do đái tháo đường có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí mù loà vĩnh viễn.

Phương pháp điều trị võng mạc do đái tháo đường

Điều trị bệnh võng mạc do đái tháo đường phụ thuộc vào việc cơ chế nào đã gây ra bệnh, cũng như mức độ nghiêm trọng trên từng bệnh nhân và đáp ứng điều trị trước đó thế nào. Cụ thể:

Đối với nhóm bệnh võng mạc không tăng sinh

Trong trường hợp bệnh võng mạc do đái tháo đường không có sự tăng sinh mạch, bác sĩ có thể chưa chỉ định điều trị ngay. Thay vào đó, bác sĩ nhãn khoa sẽ hẹn tái khám định kì, theo dõi bệnh nhân chặt chẽ để xác định xem khi nào cần điều trị.

Ngoài điều trị chuyên khoa nhãn khoan, việc duy trì kiểm soát tốt lượng đường trong máu cũng rất cần thiết. Bệnh nhân sẽ cần phải được khám bởi bác sĩ nội tiết để tìm hiểu lí do nào gây ra việc kiểm soát đường huyết không tốt và áp dụng biện pháp cần làm để kiểm soát tốt hơn bệnh đái tháo đường. Tin tốt cho người bệnh đó là kiểm soát lượng đường trong máu tốt có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh võng mạc tiểu đường giai đoạn nhẹ và trung bình.

Phương pháp điều trị võng mạc do đái tháo đường

Đối với nhóm bệnh võng mạc tăng sinh

Khi bệnh nhân có bệnh võng mạc do đái tháo đường theo cơ chế tăng sinh mạch, nguyên tắc là nhanh chóng điều trị phẫu thuật. Ngoài ra, phẫu thuật cũng là lựa chọn cho bệnh võng mạc do đái tháo đường không tăng sinh nhưng đã tiến triển nặng. Tùy vào tổn thương cụ thể của võng mạc mà phương án phẫu thuật có thể có các tùy chọn gồm:

– Tiêu cự laser: đây là phương pháp điều trị Laser giúp ngăn chặn hoặc làm chậm sự rò máu và dịch mắt. Thường điều trị laser chỉ cần thực hiện một đợt duy nhất. Sau thủ thuật bệnh nhân có thể gặp vấn đề như nhìn mờ trong vài ngày đầu hoặc xuất hiện đốm nhỏ trong thị trường và biến mất sau vài ngày. Một số trường hợp mắt mờ do sưng trung tâm trước phẫu thuật có thể không hồi phục được sau điều trị.

– Tán xạ laser: Phương pháp này sử dụng tia laser nhằm mục đích thu nhỏ mạch máu bất thường. Thủ thuật này thực hiện trong 1-2 phiên. Giống như phương pháp tiêu cự laser, tầm nhìn cũng bị mờ sau vài ngày. Các biến chứng khác có thể là mất thị trường ngoại vi hay tầm nhìn đêm do thủ tục này.

– Lấy bỏ dịch trong mắt (Vitrectomy): thủ thuật này loại bỏ máu từ nhãn cầu và mô sẹo trên võng mạc. Một vết mổ nhỏ trong mắt được tạo ra để loại loại bỏ máu và mô sẹo với các công cụ tinh vi. Sau đó thay thế dung dịch muối, giúp nhãn cầu duy trì hình dạng bình thường. Tuy nhiên, thủ thuật này cũng đặt một bong bóng khí trong khoang của mắt để giúp lắp lại võng mạc. Lựa chọn này có thể thực hiện sau hoặc đi kèm với các phương án điều trị laser.

Các phương án phẫu thuật có tác dụng làm chậm hoặc ngừng sự tiến triển của bệnh võng mạc tiểu đường, nhưng chúng không phải là chữa căn nguyên gây bệnh. Bởi đái tháo đường là một tình trạng suốt đời, bởi vậy mặc dù đã phẫu thuật nhưng nguy cơ hư hỏng võng mạc và mất tầm nhìn trong tương lai vẫn hoàn toàn có thể xảy ra. Bởi vậy, sau điều trị, bệnh nhân vẫn cần điều trị đái tháo đường theo đúng phác đồ và sẽ cần khám mắt thường xuyên.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net