Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí cố định trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống và có sự đứt rách vòng sợi gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình.
- Bài tập phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm
- Phương pháp hiệu quả chữa thoát vị đĩa đệm bằng laser
- Tổng hợp các bài tập cho người thoát vị đĩa đệm tại nhà
Những biến chứng của thoát vị đĩa đệm nguy hiểm
Bệnh thoát vị đĩa đệm bắt đầu từ những cơn đau mỏi vùng cổ hoặc thắt lưng, sau đó lan dần đến mông đùi và cẳng chân ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, làm việc… Mặc dù biến chứng của thoát vị đĩa đệm vô cùng nguy hiểm nhưng nhiều người bệnh vẫn chủ quan và tự ý mua thuốc về sử dụng, chỉ đến khi bệnh trở nặng, ảnh hưởng đến chức năng vận động thì người bệnh mới thực sự lo lắng tìm cách điều trị.
Các biến chứng thoát vị đĩa đệm nguy hiểm
Là một trong những căn bệnh xếp vào hàng nguy hiểm trong những bệnh cơ xương khớp thường gặp nên biến chứng của thoát vị đĩa đệm là vấn đề đáng quan tâm hơn bao giờ hết khi chúng có thể khiến người bệnh không thể vận động và trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội. Một trong những biến chứng thoát vị đĩa đệm không thể bỏ qua bao gồm:
Đau rễ thần kinh: sau giai đoạn đau thắt lưng cục bộ, người bệnh sẽ gặp tình trạng dâu rễ thần kinh do quá trình tổn thương kích thích rễ thần kinh. Những cơn đau do biến chứng này sẽ thường xuất hiện theo dải, kéo dài từ thắt lưng và lan rộng đến chân. Đặc biệt khi người bệnh ho, hắt hơi, đứng hoặc ngồi lâu, di chuyển, khiến cơn đau tăng mạnh.
Đau xuất hiện khi di chuyển: Khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ phải thường xuyên dừng lại một đoạn để nghỉ trong quá trình di chuyển do cơn đau xuất hiện nhiều lần, gây cản trở đến các hoạt động thường ngày của người bệnh.
Rối loạn vận động: người bệnh có thể bị bại liệt ở hai chân do rễ thần kinh chi phối.
Rối loạn cảm giác: một trong những biến chứng của thoát vị đĩa đệm không thể bỏ qua chính là rối loạn cảm giác. Đây là biến chứng thường gặp ở những khoảng da tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương, phổ biến nhất là cảm giác nóng, lạnh và xúc giác.
Rối loạn cơ thắt: Ban đầu người bệnh sẽ cảm thấy bí tiểu, sau đó tiểu không thể kiểm soát được và luôn có nước tiểu chảy rỉ ra do cơ thắt kiểu ngoại vi bị liệt không thể giữ nước tiểu.
Hội chứng đuôi ngựa: theo các tầng thoát vị đĩa đệm khác nhau (ở các vị trí đoạn đốt sống lưng khác nhau) với một số biểu hiện: rối loạn cảm giác, rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi, liệt vận động chi dưới.
Áp dụng chữa thoát vị đĩa đệm bằng đông y
Cách điều trị thoát vị đĩa đệm không dùng phẫu thuật
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm mà thuốc giảm đau chỉ có tác dụng giảm đau trong thời gian ngắn mà không chữa tận gốc. Do đó khi hết thuốc giảm đau, người bệnh sẽ tiếp tục phải chịu đựng những cơn đau triền miên và việc tìm đến những giải pháp ,ang tính an toàn là điều cần thiết lúc này.
Phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật không thể bỏ qua như: thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả từ ngải cứu, vật lý trị liệu, sử dụng các bài thuốc dân gian, chữa thoát vị đĩa đệm bằng laser,… Mỗi phương pháp đều mang những ưu điểm riêng với tác dụng điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Trên hết, chúng đều an toàn với người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi nên nếu bản thân hay những người xung quanh bạn đang mắc phải chứng bệnh này thì những chia sẻ trên có lẽ không thừa.
Biến chứng của thoát vị đĩa đệm ngày càng nguy hiểm và khó lường mà ngay cả các chuyên gia cũng khó lòng dự đoán hết được. Do đó nếu muốn phòng ngừa biến chứng do thoát vị đĩa đệm xảy ra, điều quan trọng mà người bệnh nên làm chính là tập luyện thể dục thể thao, duy trì lối sống lành mạnh và hạn chế những nguyên nhân gây thoát vị.
Bích Nhuần – benhlyxuongkhop.net