Đau xương khớp là căn bệnh phổ biến ở người già, để hạn chế những cơn đau cũng như những biến chứng của bệnh thì việc dùng thuốc được coi như là điều kiện bắt buộc.
- Phương pháp điều trị bệnh đau vai gáy hiệu quả bạn không nên bỏ qua
- Có hiệu quả khi sử dụng thuốc Fosamax điều trị loãng xương?
- Nguy cơ tiềm ẩn khi lạm dụng thuốc loãng xương
Mùa đông là thời điểm các bệnh đau xương khớp dễ tái phát
Vì sao bệnh nhân đau khớp hơn khi trời lạnh?
Viêm xương khớp hay còn gọi là thoái hóa khớp, là một dạng viêm khớp, ảnh hưởng chủ yếu ở người lớn tuổi. Bệnh thường gây ra những cơn đau cũng như khiến người già gặp những trở ngại trong cuộc sống.
Không chỉ có tuổi tác mà các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, thời tiết, cụ thể là mùa đông chính là tác nhân làm đau nhức xương khớp. Bởi các mô bao quanh khớp giống như quả bong bóng, khi áp suất khí quyển bên ngoài cao, nó tác động một lực đẩy lên cơ thể sẽ giữ cho các mô quanh khớp không bị giãn nở. Nhưng khi áp suất khí quyển giảm, lực đẩy lên cơ thể giảm làm các mô quanh khớp giãn và tạo áp lực lên các khớp. Hơn nữa, khi bệnh nhân có bệnh thoái hóa khớp mạn tính, lớp sụn khớp bị bào mòn trơ ra đầu xương lồi lõm, các dây thần kinh cũng nhạy cảm hơn nên sẽ cảm nhận các cơn đau nhức, cứng khớp rõ hơn.
Ngoài ra, khi thời tiết trở lạnh, các mạch máu co lại làm cho sự lưu thông máu đến các khớp rất kém, các khớp bị thiếu máu làm tái phát các bệnh về khớp, khiến người bệnh cảm thấy đau nhức hơn bình thường.
Việc dùng thuốc cho người bệnh đau xương khớp cần được sự chỉ định của bác sĩ
Làm thế nào để hạn chế những cơn đau khớp khi trời lạnh?
Mùa đông là thời điểm các bệnh cơ xương khớp phát triển và gây ra những cơn đau nhức rất dữ dội. Cơn đau thường diễn ra vào ban đêm khiến người già bị mất ngủ, không thể di chuyển và mệt mỏi trong cuộc sống. Để hạn chế những cơn đau, người bệnh thường được khuyến cáo sử dụng thuốc. Một số loại thuốc được dùng cho bệnh nhân xương khớp khi thời tiết chuyển mùa lạnh:
- Bổ sung thêm vitamin D và calci: Nồng độ vitamin D thấp trong máu có thể làm bệnh nhân nhạy cảm hơn với các cơn đau khớp khi trời lạnh và làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Vì thế với người dưới 50 tuổi nên bổ sung 400 UI/ngày, người trên 50 tuổi nên dùng 800 UI/ngày. Không nên dùng quá 2.000 UI/ngày.
- Bổ sung calci khoảng 1.000mg/ngày, người trên 65 tuổi sử dụng khoảng 1.500mg/ngày. Nên sử dụng chung calci với thức ăn không nên dùng calci vào buổi tối vì có thể làm gia tăng nguy cơ mắc sỏi thận.
- Bổ sung dầu cá: Ngoài tốt cho mắt, acid béo omega-3 có một vài lợi ích vì có thể giảm viêm xương khớp.
- Thuốc giảm đau: Cân nhắc sử dụng paracetamol hoặc thuốc giảm đau chống viêm không steroid NSAIDs. Việc sử dụng thuốc giảm đau cần có sự chỉ định của bác sĩ và cách nhau 4-6 giờ.
- Thuốc bôi ngoài da: Các thuốc thường dùng như diclophenac gel, ketoprofen gel, profenid gel được khuyến cáo sử dụng điều trị thoái hóa khớp tay và khớp gối, không khuyến cáo điều trị thoái hóa khớp hông. Thoa 2-3 lần/ngày tại chỗ đau.
Nếu chỉ trông chờ vào thuốc thì bệnh tật sẽ có những chuyển biến rất chậm. Vì thế trong quá trình bị bệnh người già nên chú ý giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, uống nhiều nước, giảm cân, tập thể dục buổi sáng trong nhà và thường xuyên massage các khớp, xoa dầu nóng, tắm nước ấm…
Việc kết hợp uống thuốc cùng duy trì lối sống lành mạnh sẽ giúp bệnh thoái hóa khớp được thuyên giảm. Đặc biệt hạn chế tối đa các cơn đau vào buồi đêm.
Nguồn: benhlyxuongkhop.net