Chuyên Trang Bệnh Lý Xương Khớp

Những sai lầm phổ biến khi dùng thuốc chữa bệnh xương khớp

Các bệnh cơ xương khớp được coi là căn bệnh của tuổi già khi cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa, các khớp xương, chân tay trở lên yếu dần và gây ra những cơn đau, mỏi, tê bì làm người bệnh cảm thấy khó chịu cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Để nhằm giảm thiểu những cơn đau nhiều người đã tự ý mua thuốc về sử dụng mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ nên đã khiến bệnh tình ngày càng trở lên phức tạp.

Những sai lầm khiến bệnh cơ xương khớp ngày càng trở lên nặng hơn

Lạm dụng thuốc chữa bệnh xương khớp

Để giải quyết triệu chứng đau nhức xương khớp, có nhiều bệnh nhân đã vô tình hoặc cố ý lạm dụng thuốc giảm đau corticoid. Với những trường hợp như vậy, cơn đau tạm thời có thể giảm một chút nhưng hậu quả đi kèm thì phức tạp vô cùng. Bệnh nhân sẽ bị viêm loét dạ dày, đau dạ dày, tích nước phù mặt, xuất huyết dưới da, mọc lông tơ khắp mặt, rối loạn việc phân bố mỡ, lâu dài còn gây suy teo tuyến thượng thận, suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, loãng xương, tăng huyết áp…

Sử dụng nhiều corticoid sẽ gây nên tình trạng nghiện thuốc và không thể dứt ra được, hơn nữa, khi đã dùng thuốc này, bệnh nhân dùng những thuốc khác cũng sẽ cảm thấy không có hiệu quả. Ngoài ra corticoid còn mang đến vô vàn những tác dụng phụ cho người bệnh, vì thế trước khi dùng corticoid chúng ta phải tham khảo ý kiến của bác sĩ cũng như chỉ sử dụng đúng liều lượng và trong phạm vi cho phép.

Cứ đau khớp là tiêm

Có rất nhiều bệnh nhân đau khớp là tiêm vào khớp. Tuy nhiên, việc tiêm thuốc vào khớp cũng phải hết sức cân nhắc và tìm hiểu kỹ. Những nguy cơ của việc tiêm thuốc vào khớp đó chính là nhiễm khuẩn ổ khớp, chảy máu nội khớp, thoái hóa khớp nhanh hơn, loãng xương…. Ưu điểm của việc tiêm vào khớp là bệnh nhân sẽ thấy dễ chịu ngay tuy nhiên vài tháng sau khớp của người bệnh sẽ bị tổn thương nặng hơn và bệnh nhân cũng đau hơn.

Vì vậy, việc tiêm vào khớp không được khuyến cáo, chúng ta chỉ tiêm trong trường hợp thực sự cần thiết và việc tiêm thuốc được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn.

Việc sử dụng thuốc cần có sự tư vấn của các bác sĩ có chuyên môn

Dự phòng các bệnh lý xương khớp

Sau 30 tuổi, quá trình thoái hóa đã bắt đầu, kể cả hệ cơ xương khớp. Vì thế để không bị mắc bệnh thoái hóa khớp ngay từ hôm nay chúng ta nên bỏ thuốc lá, bởi thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây phá hủy khủng khiếp hệ xương khớp, bên cạnh đó thuốc lá còn làm tăng cao nguy cơ các bệnh lý liên quan đến tim mạch, mắt, yếu sinh lý, dị dạng thai nhi… Chú ý đến chế độ ăn uống và kiểm soát cân nặng bản thân, những người bị thừa cân béo phì thường có nguy cơ cao mắc một vài căn bệnh về khớp gối, khớp cổ chân, khớp háng và cột sống thắt lưng.

Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, tăng cường những môn tập như: chạy bộ nhẹ nhàng, đạp xe, yoga, bơi, xà đơn xà kép, gym, gập duỗi cơ bụng… Hạn chế bia rượu, ăn uống nhiều hoa quả, bổ sung dưỡng khớp và vi chất, tẩy giun sán hằng năm, uống nhiều nước…

Với tất cả mọi người khi gặp vấn đề xương khớp – cột sống, bước đi đầu tiên chính là tìm đến bác sĩ chuyên khoa về nhóm bệnh lý này. Qua thăm khám chụp chiếu, các bác sĩ sẽ dựa vào đó để đưa ra những tư vấn và phác đồ điều trị phù hợp nhất. Nếu bệnh nhân có chỉ định dùng thuốc, các bác sĩ sẽ dựa vào mức độ đau, mức độ thoái hóa, mức độ loãng xương… Việc tuân thủ đúng quy tắc trong vấn đề sử dụng thuốc và chế độ sinh hoạt sẽ giúp tình trạng sức khỏe của người mắc bệnh xương khớp được cải thiện rõ rệt hơn.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net