Chuyên Trang Bệnh Lý Xương Khớp

Phân biệt các mức độ rách sụn chêm và hướng điều trị phù hợp

Rách sụn chêm là chấn thương phổ biến ở khớp gối, thường gặp ở người chơi thể thao hoặc lao động nặng. Vậy tổn thương này có thể tự hồi phục không, và nếu không thì điều trị như thế nào?

Sụn chêm là lớp sụn hình chữ C nằm giữa xương đùi và xương chày trong khớp gối

Hãy cùng bác sĩ giảng viên tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu để biết cách phục hồi tổn thương sụn chêm và bảo vệ chức năng khớp gối.

Sụn chêm là gì và nguyên nhân gây rách?

Sụn chêm là lớp sụn hình chữ C nằm giữa xương đùi và xương chày trong khớp gối. Nó hoạt động như một “bộ giảm xóc”, giúp phân tán lực tác động và bảo vệ bề mặt khớp khỏi bị hao mòn trong quá trình vận động.

Một số yếu tố chính có thể gây rách sụn chêm bao gồm:

Việc nắm rõ chức năng và các yếu tố nguy cơ gây rách sụn chêm giúp chúng ta chủ động hơn trong việc phòng tránh cũng như phát hiện sớm để có hướng xử lý phù hợp tránh biến chứng bệnh cơ xương khớp

Rách sụn chêm có tự lành được không?

Sụn chêm là một cấu trúc đặc biệt trong khớp gối, không được nuôi dưỡng trực tiếp bởi hệ thống mạch máu, do đó khả năng tự phục hồi sau chấn thương là khá hạn chế. Tuy vậy, mức độ lành hay không lành của sụn chêm vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố sau:

Tùy vào vị trí vết rách trên sụn chêm mà khả năng tự phục hồi sẽ khác nhau:

Thời gian phục hồi, nếu sụn chêm có khả năng tự lành, thường kéo dài từ 6 đến 12 tuần, trong đó cần hạn chế vận động khớp gối ít nhất 4–6 tuần đầu để đảm bảo vết thương không bị tổn thương thêm và có điều kiện hồi phục tốt nhất.

Các phương pháp điều trị rách sụn chêm

Tùy thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương của sụn chêm, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhằm phục hồi chức năng khớp gối và giảm thiểu nguy cơ biến chứng lâu dài. Các phương pháp điều trị bao gồm:

Điều trị bảo tồn (không phẫu thuật): Áp dụng cho các trường hợp rách sụn chêm nhẹ, vết rách nhỏ và nằm ở vùng rìa ngoài – nơi có nguồn máu nuôi dưỡng tốt. Mục tiêu là giúp giảm đau, hạn chế tổn thương thêm và hỗ trợ sụn chêm tự phục hồi:

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2025

Tiêm nội khớp hỗ trợ phục hồi: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp tiêm để hỗ trợ tái tạo sụn và giảm viêm:

Phẫu thuật sụn chêm: Phẫu thuật thường được chỉ định khi vết rách lớn, nằm ở vùng không có khả năng tự lành, hoặc các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả. Các hình thức phẫu thuật gồm:

Chuyên gia Cao đẳng Y khuyến cáo rách sụn chêm là tổn thương phức tạp, người bệnh không thể tự đánh giá mức độ nghiêm trọng hay khả năng hồi phục. Vì vậy, khi có biểu hiện đau khớp gối, sưng tấy, khó vận động, nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh biến chứng lâu dài.