Bệnh gai cột sống là căn bệnh phổ biến, đặc biệt là những người có tiền sử về các bệnh xương khớp, kể cả công nhân làm việc nặng nhọc hay dân văn phòng.
- Những bài tập yoga người mắc bệnh thoái hóa khớp gối nên tập thường xuyên
- Những điều cần biết về chế độ ăn uống cho bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ
- Cảnh báo nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở những người trẻ tuổi
Gai cột sống là mặc dù không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại làm giảm chất lượng cuộc sống, gây ra những cơ đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Do đó, việc có những hiểu biết nhất định về bệnh lý xương khớp này sẽ giúp bạn phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Bệnh gai cột sống là gì?
Bệnh gai cột sống có tên khoa học là Spondylosi, đây là một căn bệnh thuộc kiểu thoái hóa cột sống, tức là ở hai bên cột sống cùng như phía ngoài cột sống sẽ xuất hiện các đốt, các phần xương mọc ra gọi là gai xương. Nói một cách dễ hiểu, bệnh gai cột sống là sự phát triển thêm của xương trên thân đốt sống, dây chằng, đĩa sụn, quanh khớp do các vấn đề như lắng đọng can-xi ở gân tiếp xúc với đốt sống, các dây chằng, chấn thương, viêm khớp cột sống mạn tính.
Gai cột sống hình thành nhờ quá trình tổn thương bề mặt của khớp, chúng sẽ cản trở các cử động thông thường của xương, chính điều này làm cho người bệnh đau đớn. Bệnh gai cột sống được phân loại tùy theo các vị trí như: Gai đốt sống cổ, gai đốt sống ngực, gai đốt sống thắt lưng…
Triệu chứng của bệnh gai cột sống
Bệnh gai cột sống được mọi người ví von là “sống chung với lũ”, gai gây ra đau đớn cho người bệnh ở nhiều mức độ khác nhau. Khi gặp các dấu hiệu sau đây, các bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế, hoặc các bệnh viện chuyên khoa để khám và phát hiện kịp thời bệnh gai cột sống:
- Đau, mỏi ở vùng cột sống cổ hoặc cột sống lưng. Người bệnh thường hay gặp phải các triệu chứng như bị hạn chế vận động, kém vận động hơn trước.
- Khi phải ngồi lâu, hay phải giữ mình ở một tư thế nhất định quá lâu, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn tăng dần.
Khi gai cột sống chuyển biến xấu, các gai xuất hiện mật độ nhiều hơn, gây đau đớn ở mức độ nặng hơn, thậm chí, các gai sẽ cọ và chèn vào dây thần kinh, dẫn đến biến chứng đến các bệnh liên quan đến thần kinh khác. Nếu chèn ở dây thần kinh cột sống cổ, người bệnh sẽ bị các cơn đau tê, nhức đầu, lan xuống cả cánh tay và bàn tay. Nếu ở lưng, người bệnh sẽ bị đau tê xuống hai mông, hai chân và bàn chân nữa.
Nguyên nhân gây nên bệnh gai cột sống
Gai cột sống thông thường cũng có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu vẫn là 3 nguyên nhân chính đó là do viêm khớp cột sống mãn tính, sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống, và do chấn thương.
Gai cột sống đối với viêm khớp cột sống mãn tính cũng giống như di chứng, khi bị viêm, phần sụn đốt sống trở nên thô ráp khiến 2 bề mặt xương bị cọ xát vào nhau, cơ thể tự điều chỉnh trạng thái này và gây nên sự hình thành của các gai xương.
Sự lắng đọng canxi dưới dạng calcipyrophosphat thường gặp nhất ở người lớn tuổi bị thoái hóa cột sống, các đĩa sụn, dây chằng… quanh khớp bị thoái hóa gây mất nước, biến đổi chất gây nên sự hình thành gai xương.
Khi bị va chạm mạnh hoặc chấn thương, cơ thể bị viêm trong hệ thông xương, khớp, cơ… thì cơ thể cũng sẽ phản ứng để điều chỉnh, sửa chữa lại những vị trí bị thổn thương, đây cũng là một “tác dụng phụ” gây nên hình thành gai xương.
Cách chữa trị bệnh gai cột sống
Có 3 cách chữa trị bệnh gai cốt sống đặc thù mà các bác sĩ chuyên khoa bệnh cơ xương khớp thường khuyên người bệnh là:
Chung sống hòa bình với gai cột sống, giống như ông cha ta hay nói “sống chung với lũ”, không nên can thiệp bất cứ thủ thuật gì khi bệnh chưa có biến chứng đáng ngại. Người bệnh chỉ nên tập các bài tập theo vật lý trị liệu.
Khắc phục gai cột sống nặng bằng phẫu thuật là phương án cuối cùng các bác sĩ đưa ra khi bệnh tình ở mức độ quá nặng như gai đã chèn ép một số dây thần kinh, chèn ép vào tủy…vv..
Thực hiện lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh: Các bạn không nên đứng, ngồi khom lưng trong thời gian quá lâu, không mang vác hay đội các vật nặng lên đầu. Nên bổ sung canxi để tránh loãng xương, thường xuyên vận động và tắm nắng để cơ thể hấp thụ vitamin D tốt hơn….
Nguồn: benhlyxuongkhop.net