Chuyên Trang Bệnh Lý Xương Khớp

Tác hại của Chì đến đời sống sức khỏe con người thế nào?

Chì là một kim loại mang rất nhiều tính chất ưu việt, vì vậy, nó đã từng được sử dụng rất phổ biến trong đời sống của con người. Tuy nhiên, chì không có một vài trò sinh lý nào trong cơ thể người vì thế nó gây ra rất nhiều nguy cơ về sức khỏe.

Chì là gì? Chì ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người

Cô Nguyễn Thị Thúy – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, trong bảng tuần hoàn hóa học, chì là một nguyên tố hóa học viết tắt là Pb (Latin: Plumbum) và có số nguyên tử là 82. Chì có hóa trị phổ biến là II, có khi là IV. Chì có màu trắng xanh khi mới cắt nhưng bắt đầu xỉn màu thành xám khi tiếp xúc với không khí. Chì dùng trong xây dựng, ắc quy chì, đạn, dùng trong pha sơn, kỹ nghệ thủy tinh, làm chất màu cho đồ gốm… và là một phần của nhiều hợp kim.

Chì với những tác hại đến sức khỏe con người như thế nào?

Chì là một kim loại độc có thể gây tổn hại cho hệ thần kinh, đặc biệt là ở trẻ em và có thể gây ra các chứng rối loạn não và máu. Chì không phân hủy hay thiêu hủy được, vì thế những hạt chì li ti thải ra từ khói xe làm ô nhiễm những bãi đất dọc đường xa lộ, sau đó, người đi đường hít phải bụi chì hoặc mang về nhà giày dép có dính chì cũng là nguyên nhân khiến sức khỏe con người ngày một giảm đi.

Chì ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người?

Theo nghiên cứu các nhà khoa học cho thấy, chì ức chế một loại protein quan trọng cho sự phát triển não bộ và trí năng. Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ em hấp thu đến 50% lượng chì mà chúng nuốt vào, trong khi người lớn thường chỉ hấp thu từ 10 đến 15%.

Ngộ độc chì xảy ra do trẻ em ngậm đồ chơi có pha chì. Đặc biệt, ngộ độc chì kinh niên có thể xảy ra do: ăn các thực phẩm đóng hộp hàn bằng thiếc lẫn chì; uống nước dẫn qua đường ống pha chì; hít phải bụi chì và các hợp chất của nó trong các nhà máy sản xuất sơn, làm acquy, mạ kim loại, khai thác chì và đúc chữ in bằng chì; nhân viên tiếp xúc với xăng dầu chứa chì hữu cơ. Chỉ cần hít thở không khí có nồng độ 5m/lít chì hữu cơ đã có thể tử vong. Không có chỉ số cụ thể cho nồng độ an toàn của chì trong máu.

Nhưng chúng ta biết rằng khi lượng chì tăng lên, phạm vi và mức độ ảnh hưởng của chì cũng tăng lên. Ngay cả khi nộng đồ chì trong máu thấp khoảng 5mg/dl từng được xem là mức an toàn cũng có thể giảm trí thông minh ở trẻ em, gây ra khó khăn trong hành vi và khả năng học tập. Những người trực tiếp làm việc trong các khu sản xuất,tái chế chì là những người dễ bị nhiễm độc chì và nhiễm độc cũng nặng nhất so với các khu dân cư xung quanh.

Ngộ độc chì chủ yếu từ đường thức ăn hoặc nước uống có nhiễm chì; nhưng cũng có thể xảy ra sau khi vô tình nuốt phải các loại đất hoặc bụi nhiễm chì hoặc sơn gốc chì. Tiếp xúc lâu ngày với chì hoặc các muối của nó hoặc các chất ôxy hóa mạnh như PbO2 có thể gây bệnh thận, và các cơn đau bất thướng giống như đau bụng.

Những tác hại khi tiếp xúc với chì quá nhiều

Đối với phụ nữ mang thai, khi tiếp xúc với chì ở mức cao có thể bị sẩy thai. Tiếp xúc lâu dài và liên tục với chì làm giảm khả năng sinh sản ở nam giới.

Theo các bác sĩ làm công tác Giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TPHCM cho rằng, khi chì đi vào cơ thể con người ở mức ít hay nhiều thì cũng gây hại đến sức khỏe. Bởi nếu tích tụ lâu dài, chì sẽ gắn chặt vào các tổ chức của cơ thể, đặc biệt là hệ cơ xương, khiến cho quá trình đào thải càng chậm dẫn đến suy thận, tổn thương thần kinh ngoại vi, giảm chức năng não bộ mà không thể hồi phục, vô sinh, sẩy thai…

Chì xâm nhập gây nhiễm độc cơ thể bằng những con đường nào?

Chì xâm nhập vào cơ thể qua 3 con đường chính: Hệ hô hấp; tiêu hóa và da.

+ Đường hô hấp: Sau khi vào cơ thể, chì lắng đọng tại phổi, ở đây chì được hấp thụ hoàn toàn qua màng phế nang, vào máu và đưa thẳng tới các cơ quan khác. Đây được coi là hình thức cơ thể hấp thụ chì nguy hiểm và cực độc.

+ Đường tiêu hóa: Sử dụng những loại thực phẩm chứa chì sẽ khiến cơ thể bị nhiễm độc. Sau khi xâm nhiễm vào cơ thể, chì sẽ lắng đọng tại một số cơ quan và từ từ gây bệnh.

+ Ngoài ra, khi da và niêm mạc thường xuyên sử dụng son môi kém chất lượng, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc…cũng khiến người dùng gia tăng nguy cơ nhiễm độc chì rất cao.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net