Chuyên Trang Bệnh Lý Xương Khớp

Thoát vị đĩa đệm cột sống và những di chứng nguy hiểm

Khi cấu trúc bao xơ bên ngoài của đĩa đệm bị yếu do đứt một số vòng sợi thì áp lực nhân nhầy sẽ đẩy chỗ đó phình ra khỏi vị trí bình thường, nhân keo của đĩa đệm thoát ra ngoài gọi là thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm cột sống và những di chứng nguy hiểm 

Nhiều đốt sống ghép lại tạo thành cột sống. Nằm giữa các đốt sống là đĩa đệm có tác dụng như một gối đỡ đàn hồi, giúp người thực hiện các động tác cúi, ưỡn, nghiêng, xoay.

Dấu hiệu biểu hiện của bệnh thoát vị đĩa đệm?

Thoát vị đĩa đệm gây nên những cơn đau khó chịu, dễ tái phát nhiều lần làm giảm khả năng vận động, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Có khi đau âm ỉ nhưng thường đau dữ dội, đau tăng khi ho, hắt hơi, cúi.  Ngoài ra bệnh nhân còn có cảm giác tê cóng, kiến bò, kim châm tương ứng với vùng đau.

Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thường có triệu chứng như: Đau vùng cổ, gáy, vai, dọc theo cánh tay.

Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thường có triệu chứng như: Đau, tê vùng thắt lưng, mông, dọc theo đùi, cẳng chân, bàn chân.

Teo, yếu cơ đùi, cẳng chân, bàn chân. Dần dần, đau trở nên thường xuyên, kéo dài hàng tháng nếu không được điều trị. Khả năng vận động của bệnh nhân bị giảm sút rõ rệt.

Nguyên nhân và đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh?

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra thoát vị đĩa đệm cột sống, có thể kể đến một số nguyên nhân như:

Một số đối tượng có nhiều nguy cơ mắc bệnh cao như: những người bốc vác, làm việc nặng nhọc, tư thế ngồi học, làm việc sai cách, mắc các bệnh lý cột sống như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống,…

Thoát vị đĩa đệm gây ra các triệu chứng như đau, tê, teo cơ, liệt cơ

Những di chứng của thoát bị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống gây các triệu chứng đau, tê, teo cơ, liệt cơ. Khi rễ thần thần kinh bị tổn thương thì bệnh nhân khó vận động các chi.

Nếu tổn thương thần kinh cánh tay thì bệnh nhân không thể nhấc tay hay khó gấp, duỗi cánh tay, khả năng lao động và sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Các bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng cũng cho hay, bệnh có thể để lại những hậu quả và những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Người bệnh có thể bị tàn phế do bị liệt trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tủy cổ.

Khi bị chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng cũng có thể dẫn đến đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn. Các chi dần bị teo cơ, có thể mất khả năng lao động và vận động.

Một số biện pháp góp phần phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm như: Luôn duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý; thường xuyên tập thể dục rèn luyện để có một cơ thể khỏe mạnh và cột sống vững chắc. Giữ gìn tư thế cột sống đúng trong sinh hoạt hằng ngày (ngồi học, ngồi làm việc, mang vác vật nặng đúng cách…). Hạn chế mọi nguy cơ bị chấn thương khi lao động, tham gia giao thông, các vận động, động tác thể thao quá mức và kéo dài,…

Nguồn: benhlyxuongkhop.net