Người bệnh thoái hóa khớp gối có thể áp dụng phương pháp vật lý trị liệu cùng với chỉ định của bác sĩ chuyên môn nhằm đạt kết quả tốt nhất, rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
- Cấu tạo và chức năng của xương khớp
- Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng có khỏi không?
- 3 phương pháp áp dụng điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Tác dụng của vật lý trị liệu trong điều trị thoái hóa khớp gối
Vật lý trị liệu là ứng dụng kỹ thuật bằng các tác nhân vật lý, tâm lý, sinh lý,… để tác động trực tiếp hay gián tiếp lên cơ thể người bệnh bằng rèn luyện, tái rèn luyện, kích thích điều chỉnh, tái thích nghi nhằm nâng cao sức khỏe, góp phần hỗ trợ điều trị toàn diện, phục hồi về y học, dự phòng di chứng và hạn chế tàn tật do các bệnh lý cơ xướng khớp như: bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa xương khớp, đau mỏi vai gáy,…
Phục hồi chức năng khớp gối được chỉ định sau các phẫu thuật khớp gối hay trong quá trình điều trị thoái hóa khớp. Tùy theo tình trạng và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ áp dụng các loại máy trị liệu cũng như bài tập vận động phù hợp. Những người giúp người bệnh thực hiện các bài tập vật lý trị liệu chính là các bác sĩ, kỹ thuật viên vật lý trị liện trình độ Cao đẳng, Đại học, đã qua đào tạo tại các trường lớp.
Bài tập vật lý trị liệu trị thoái hóa khớp gối
Người bệnh có thể áp dụng các bài tập vật lý trị liệu được sử dụng trong điều trị thoái hóa khớp gối như sau:
Bài tập 1
Đây là bài tập vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối có tác dụng trong việc tăng cường sự dẻo dai cho gân, cải thiện khả năng vận động cho người bị đau gối bằng cách sử dụng một miếng vải dài và chắc. Bài tập thực hiện lần lượt theo các động tác:
Đầu tiên cần làm nóng cơ thể bằng cách nhảy tại chỗ hoặc đi bộ trong 5 phút. Tiếp đến là nằm thoải mái trên thảm tập, giơ chân trái lên và vòng mảnh vải quanh bàn chân, hai tay kéo mảnh vải về phía người để giữ thẳng chân. Người bệnh nên giữ động tác này trong khoảng 20 giây và hạ chân xuống từ từ. Sau đó nghỉ tại chỗ 30 giâu và làm tương tự với chân phải.
Để sức khỏe dẻo dai hơn bạn nên áp dụng vào buổi sáng khi ngủ dậy hoặc chiều tối mỗi ngày trong khoảng từ 30 – 60 phút.
Bài tập 2
Bài tập này có tác dụng trong việc tăng cường cơ bắp ở phần hông và đùi, điều này góp phần cải thiện việc đi lại ở các bệnh về cơ xương khớp như khớp gối trở nên dễ dàng hơn. Bài tập gồm những bước cơ bản sau:
- Người bệnh ngồi thẳng lưng trên chiếc ghế có lưng dựa, chú ý chân tay thả lỏng nhất, không được quá cứng.
- Kéo chân trái sát ghế, nhón gót chân lên. Đồng thời, chân phải đưa lên cao, uốn cong đầu gối.
- Thực hiện thao tác liên tục 10 lần như vậy sau đó đổi chân và thực hiện với chân phải.
Bài tập 3
Đây là bài tập vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối góp phần giúp kéo giãn các sợi gân ở bắp chân, giảm đau nhức và tăng cường sức khỏe cho bắp chân. Người bệnh nên thực hiện các thao tác theo hướng dẫn:
Người bệnh đứng thẳng sau chiếc ghế có lưng tựa. Sau đó lùi chân trái một bước vừa phải và giữ thẳng nó ở phía sau. Tại lúc này ngón chân phải và gót chân trái cùng thẳng hàng.
Chân phải cúi xuống từ từ nhưng không cho đầu gối quá ngón chân cái; người hướng về phía trước, hai tay giữ thành ghế để tạo điểm tựa. Khi thấy sự căng cứng ở phần bắp chân trái hết mức thì thả lỏng. Làm tương tự với chân phải. Người bệnh thoái hóa khớp nên tập 5 – 7 lần/ ngày và làm 4 – 6 cái liên tục để đạt được kết quả tốt nhất.
Trên đây là 3 bài tập vật lý trị liệu điều trị thoái hóa khớp gối có tác dụng hiệu quả. Tuy nhiên người bệnh nên nhớ không áp dụng bài tập tùy tiện mà cần có hướng dẫn từ những người có chuyên môn, khi đã thông thạo thì có thể thực hiện một mình, đồng thời nên khám sức khỏe định kỳ để có thể kịp thời điều trị.
Bích Nhuần: benhlyxuongkhop.net