Chuyên Trang Bệnh Lý Xương Khớp

5 lời khuyên giúp bạn phòng tránh hiệu quả bệnh loãng xương

Bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: bệnh loãng xương là chứng bệnh cơ xương khớp làm giảm tỉ trọng khoáng chất của xương và biến đổi cấu trúc của xương khiến xương trở nên mỏng manh và dễ gãy hơn rất nhiều.

5 lời khuyên giúp bạn phòng tránh hiệu quả bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh nếu không được điều trị kịp thời, vì vậy việc dự phòng chứng bệnh này là điều vô cùng cần thiết. Để giúp bạn đọc có thêm thông tin về chứng bệnh này, Điều dưỡng Ngô Phương Lâm hiện đang công tác và giảng dạy Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ hướng dẫn cách dự phòng chứng bệnh này một cách hiệu quả.

Thận trọng khi dùng thuốc và ưu tiên sử dụng can-xi

Thận trọng khi sử dụng thuốc: Một loại thuốc gây nguy cơ loãng xương cao nhất chính là nhóm thuốc cortisol – một trong những nhóm thuốc mà rất nhiều người thường xuyên sử dụng. Cortisol làm rối loạn sự đồng hoá canxi và kìm hãm quá trình hình thành mô xương.

Ưu tiên sử dụng can-xi: Can-xi quan trọng không chỉ bởi vì nó cấu thành xương mà còn bởi vì nó ngăn chặn sự loãng xương, giảm mật độ xương và tham gia vào rất nhiều các chuyển hóa khác trong cơ thể. Điều dưỡng Ngô Phương Lâm cho biết, khi nồng độ can-xi trong máu giảm, cơ thể sẽ sản xuất hormon Parathormon có nhiệm vụ “giải phóng” can-xi (phần lớn từ xương) chuyển vào trong máu để tham gia vào quá trình chuyển hóa của cơ thể. Quá trình di chuyển này làm giảm hàm lượng canxi trong xương, lâu ngày gây bệnh loãng xương.

Bệnh nhân nên sử dụng thực phẩm chứa nhiều canxi

Để dự phòng bệnh loãng xương, người lớn cần khoảng 1g can-xi mỗi ngày. Bạn có thể  bổ sung can-xi bằng các sản phẩm từ sữa hay từ một thực phẩm có chứa can-xi như chuối, tỏi tây, súp lơ xanh, kiwi, cải chíp, cua biển…

Bổ sung vitamin D và kết thân với ánh nắng mặt trời

Bổ sung vitamin D:  Vitamin D là một trong những nhân tố thúc đẩy việc hấp thu canxi. Nếu thiếu vitamin D, xương sẽ trở nên giòn và yếu. Ở người lớn, quá ít vitamin D sẽ dẫn đến việc bệnh nhân bị yếu xương, dị dạng xương. Bạn có thể bổ sung vitamin D bằng thực phẩm, vitamin D khi vào cơ thể sẽ được hấp thu trong ruột non kèm theo chất béo rồi được đưa vào máu. Tuy nhiên, vitamin D có ít trong thực phẩm tự nhiên trừ một vài loại cá biển béo (nhất là trong gan của chúng). Ngoài ra, bạn có thể bổ sung vitamin D cho cơ thể bằng thuốc – bạn cần hỏi ý kiến Bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bất cứ một loại thuốc nào.

Tăng cường luyện tập thể dục chính là một biện pháp dự phòng loãng xương

“Kết bạn” cùng mặt trời: Dưới da của mỗi người đều có tiền vitamin D, dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời các tiền tố vitamin D này sẽ được kích hoạt thành vitamin D3. Sau đó, vitamin D3 được hấp thu trực tiếp bởi mạch máu – đây chính là cách bổ sung vitamin D3 nhanh chóng và an toàn cho cơ thể của bạn. Thời điểm bạn nên phơi nắng tốt nhất là vào mùa hè từ 6 đến 9 giờ sáng và chỉ cần phơi nắng 15 phút là đủ cho mỗi ngày là bạn đã có đủ lượng vitamin D3 cần thiết cho cơ thể phát triển. Thêm vào đó, ánh nắng chiếu trên đỉnh đầu sẽ giúp cơ thể chúng ta hấp thụ canxi nhiều hơn.

Tránh xa những kẻ thù của xương: Ngoài việc áp dụng những biện pháp trên, bạn cũng nên hạn chế sử dụng những thực phẩm có khả năng kích thích quá trình “mất xương”. Điển hình như: thuốc lá, Cafein,…bạn nên hạn chế những thực phẩm này trong mỗi bữa ăn của mình.

Chúc bạn luôn luôn khỏe mạnh!

Nguồn: Benhlyxuongkhop.net