Dược sĩ lưu ý bệnh nhân khi sử dụng thuốc điều trị loãng xương

Bệnh loãng xương là bệnh rất thường gặp gây nguy hiểm cho bệnh nhân, việc điều trị loãng xương cũng cần chú ý để hạn chế những tác dụng phụ của thuốc.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Quá trình loãng xương thường diễn biến âm thầm, kéo dài trong nhiều năm, thường sau tuổi 30 đã bắt đầu xuất hiện quá trình mất đi dưỡng chất trong xương, nhưng chỉ khi mất khá nhiều (trên 50%) thì mới có biểu hiện ra bên ngoài, tuy nhiên phải đến độ tuổi 50 – 70 thì biểu hiện đau mới xuất hiện, chủ yếu ở cột sống lưng hay thắt lưng.

Dược sĩ lưu ý bệnh nhân khi sử dụng thuốc điều trị loãng xương

Dược sĩ lưu ý bệnh nhân khi sử dụng thuốc điều trị loãng xương

Bệnh loãng xương có nguy hiểm không?

Chứng bệnh này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của bệnh nhân, biểu hiện của bệnh thường không rõ ràng khiến bệnh nhân dễ nhầm lẫn với những chứng bệnh xương khớp khác, một số dấu hiệu nhận biết bệnh loãng xương có thể kể đến như: đau, còng lưng làm cho bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt, công việc, bệnh nhân có cảm giác mình già hơn, yếu hơn thậm chí bệnh nhân có thể gãy xương đùi chỉ với một va chạm rất nhỏ, biến người bệnh trở thành tàn phế.

Vì vậy, bệnh nhân mắc bệnh loãng xương nên cẩn thận khi đi lại nhất là những nơi trơn trợt, không để bị té ngã hay trong sinh hoạt, làm việc. Khi bệnh nhân làm việc, nhất là đối với người làm việc văn phòng nên hạn chế những động tác gây chèn ép cột sống như khuân vác nặng, gập mạnh cột sống về phía trước.

Bệnh nhân loãng xương không nên tự ý điều trị tại nhà

Bệnh nhân loãng xương không nên tự ý điều trị tại nhà

 Dược sĩ lưu ý bệnh nhân khi sử dụng thuốc điều trị loãng xương

Dược sĩ Đặng Nam Anh hiện đang giảng dạy Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, khi điều trị bệnh loãng xương bệnh nhân cần lưu ý bệnh cần được điều trị trong thời gian dài và các loại thuốc điều trị thường là những loại thuốc đắt tiền như rocaltrol, miacalcic… ngoài ra bệnh nhân cũng cần cung cấp thêm canxi và nội tiết tố nữ khi cần thiết, đặc biệt đối với chị em phụ nữ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh. Tùy theo dạng loãng xương, Bác sĩ chuyên khoa xương khớp sẽ cho bạn cách điều trị riêng theo từng loại. Bạn không nên tự ý dùng các loại thuốc này để điều trị bệnh loãng xương.

Điều mà Dược sĩ Đặng Nam Anh hướng dẫn bệnh nhân chính là thuốc có tác dụng chậm và không phải là thuốc giảm đau nên tình trạng đau đớn do bệnh gây ra vẫn chưa thể hết ngay được, lúc này Bác sĩ sẽ cho dùng thêm thuốc giảm đau. Các thuốc điều trị bệnh loãng xương hay điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm,…đều có một tác dụng phụ “kinh điển” là gây viêm loét dạ dày tá tràng. Tốt nhất, bạn phải dùng theo chỉ định và theo dõi của Bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc điều trị bệnh xương khớp có thể gây tác hại lên dạ dày

Thuốc điều trị bệnh xương khớp có thể gây tác hại lên dạ dày

Trong quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh loãng xương bệnh nhân cần hạn chế sử dụng thuốc có tác dụng hủy xương mạnh như thuốc có chứa corticoid. Đặc biệt thuốc dưới dạng thuốc uống hoặc thuốc tiêm, có loại tác dụng kéo dài 3 – 6 tháng. Thuốc có chứa corticoid thường được lạm dụng để điều trị bệnh cơ xương khớp vì giá rẻ, dễ mua mà tác dụng giảm sưng, giảm đau nhanh, bệnh nhân nhận thấy luôn được những tác dụng này.

Bên cạnh tác dụng chữa bệnh xương khớp, corticoid còn có một tác dụng phụ là giữ muối và nước gây phù, tăng huyết áp, suy tim xung huyết, teo cơ, yếu cơ và bệnh loãng xương, loét dạ dày, nặng hơn là xuất huyết dạ dày,…đặc biệt những thuốc này làm hạn chế sự hấp thu của canxi vào xương khiến tình trạng loãng xương trở nên trầm trọng hơn. Chính vì vậy, bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa.

Hy vọng qua những điều mà Dược sĩ Đặng Nam Anh hướng dẫn, bệnh nhân mắc bệnh loãng xương sẽ biết thêm những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc của mình.

Nguồn: Benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới