Chuyên Trang Bệnh Lý Xương Khớp

Hé mở các triệu chứng thoái hóa khớp cổ chân

Nếu không sớm phát hiện triệu chứng thoái hóa khớp cổ chân và điều trị kịp thời thì chỉ khiến căn bệnh trở nên tồi tệ, ảnh hưởng đến chức năng vận động cũng như sức khỏe toàn cơ thể.

Hé mở nhận biết các triệu chứng thoái hóa khớp cổ chân 

Triệu chứng thoái hóa khớp cổ chân khá dễ dàng trong việc nhận biết, do đó người bệnh cần chú ý để có thể kịp thời phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Những triệu chứng thoái hóa khớp cổ chân có thể kể đến như:

Đau ở cổ chân và mắt cá

Khi bị thoái hóa khớp cổ chân thì người bệnh sẽ có thể chịu những cơn đau ở vùng dưới phía sau chân hoặc giữa cổ chân chân. Cơn đau này có thể diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội, tình trạng đau sẽ giảm đi khi nghỉ ngơi, xoa bóp cổ chân, chườm nóng hoặc băng cố định cổ chân lại.

Điều này có thể lý giải do khi khớp cổ chân bị thoái hóa thì lớp sụn ở khu vực này sẽ bị ăn mòn, hư hỏng, ngày càng bào mỏng. Mặc dù lúc này sụn mới có thể được sản sinh nhưng các tế bào sụn mới sẽ phát triển ở các mô không đều, gập ghềnh hơn là dạng sụn ban đầu. Khi đó các đầu xương tạo nên khớp cổ chân sẽ bị ma sát với nhau khi cử động và gây đau. Mặt khác, cơ thể cần lượng canxi lớn để bù đắp cho sụn bị hư hỏng hoặc bị mất đi, do đó những vùng bị tổn thương này sẽ lấy đi lượng canxi được hấp thụ vào cơ thể nên sẽ tạo nên các gai xương nhỏ xù xì, chọc vào các mô mềm xung quanh khiến bệnh nhân có cảm giác đau.

Sưng mắt cá chân

Nguyên nhân gây kích ứng và làm sưng mắt cá chân bắt nguồn từ nguyên nhân do các sụn khớp cổ chân bị mòn, các xương bị chà sát vào nhau do quá trình vận động khiến người bệnh phải chịu đựng những cơn đau quặn.

Sưng mắt cá chân khi bị thoái hóa khớp cổ chân.

Cứng khớp cổ chân

Theo các chuyên gia bệnh cơ xương khớp, nguyên nhân gây hiện tượng cứng khớp cổ chân được xác định do sụn khớp bị ăn mòn cùng với tình trạng sụt giảm lượng chất dịch bôi trơn ở khớp cổ chân. Khi bị cứng khớp, người bệnh cần ngồi nghỉ ngơi ít nhất 15-30 phút massage, xoa bóp bấm huyệt cổ chân để có thể hoạt động trở lại bình thường.

Teo gân cơ và dây chằng

Gân cơ và dây chằng xung quanh khớp cổ chân dần bị teo lại là do hậu quả của việc ít vận động trong thời gian bị bệnh, sưng đau và cứng khớp khi cổ chân bị thoái hóa. Lúc này, khả năng vận động, đi lại của người bệnh vô cùng khó khắn, thậm chí mất khả năng vận động hay tàn phế.

Khớp cổ chân phát ra âm thanh lạ khi cử động

Đặc biệt khi nhận thấy những tiếng kêu lục cục hay lạo xạo phát ra từ khớp cổ chân khi đi lại hoặc uốn cong bàn chân lên thì người bệnh cần thận trọng bởi chúng có thể là một trong những biểu hiện của bệnh thoái hóa khớp cổ chân. Những tiếng kêu lục cục hay lạo xạo phát ra từ xương khớp cũng được xem là một trong những triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm, do đó đây được xem là yếu tố quan trọng mà người bệnh không nên chủ quan.

Đến ngay cơ sở y tế khi phát hiện triệu chứng thoái hóa khớp gối.

Biểu hiện này cho biết rằng sụn khớp đã bị mòn và không còn khả năng bảo vệ các đầu xương khỏi sự ma sát dẫn đến các âm thanh lạ khi cử động. Do đó người bệnh cần có giải pháp pháp  điều trị phù hợp để ngăn chặn tình trạng thoái hóa cổ chân ngay từ khi mới bị, nhằm tránh những rủi ro không đáng có.

Làm gì khi bị thoái hóa khớp cổ chân?

Khi nhận thấy những biểu hiện trên, bạn cần ngay đến các cơ sở y tế bệnh cơ xương khớp để khám và có hướng điều trị kịp thời nếu xác định đấy là bệnh thoái hóa khớp cổ chân. Lúc này, bên cạnh việc dùng thuốc điều trị theo chỉ dẫn thì người bệnh cũng có thể áp dụng một số mẹo trong dân gian như chườm ngải cứu, chườm muối gừng nóng hay chườm lạnh vào chỗ bị đau, cùng điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập thể dục thể thao hợp lý để tránh cứng khớp và ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp diễn ra theo chiều hướng tồi tệ hơn.

Quan trọng hơn cả là người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ mà tham khảo ý kiến trước khi làm bất kỳ điều gì nằm ngoài phác đồ điều trị. Đây không chỉ là cách bạn bảo vệ sức khỏe mà còn giảm được thời gian và chi phí điều trị chính mình.

Bích Nhuần: benhlyxuongkhop.net