Những cơn đau nhẹ đến nặng do bệnh gout gây ra khiến người bệnh giảm sút về mặt sức khỏe mà còn ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. Vậy điều trị bệnh gout cần tuân thủ nguyên tắc nào?
- Nam giới bị bệnh Gout có bị yếu sinh lý hay không?
- Bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân bị bệnh Gout kiêng những thực phẩm gì?
- Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?
Nguyên tắc không thể bỏ qua khi điều trị bệnh gout
Nguyên tắc điều trị bệnh gout
Bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết việc điều trị bệnh gout cần tuân thủ nguyên tắc và bệnh nhân cần phải kiên trì thì bệnh mới có những tiến triển tốt. Cụ thể nguyên tắc điều trị bệnh gout như sau:
- Điều trị và chống viêm khớp các đợt cấp
- Tiến hành hạ acid uric trong máu để phòng những đợt viêm khớp cấp tái phát và ngăn ngừa biến chứng xảy ra. Thường xuyên kiểm tra acid uric máu và niệu, kiểm tra chức năng thận có khỏe mạnh và thực hiện tốt nhiệm vụ hay không?
- Cần điều trị viêm khớp cấp trước. Chỉ sau khi tình trạng viêm khớp đã hết hoặc thuyên giảm mới bắt đầu dùng thuốc hạ aicd uric máu.
- Việc điều trị bệnh gout cần kết hợp cả điều trị các bệnh lý kèm theo đặc biệt là nhóm các bệnh lý rối loạn chuyển hóa như: tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, béo phì.
Thuốc điều trị bệnh gout
Điều trị bệnh gout
Điều trị các cơn gout cấp
Các cơn gout cấp được điều trị bằng nhóm thuốc chống viêm không steroid: Nhóm thuốc này có tác dụng chống viêm khá hiệu quả trong cơn gout cấp tính, nhưng gây ra nhiều tác dụng phụ, vì thế khi sử dụng nhóm thuốc này điều trị phải cần lưu ý tới các chống chỉ định của nhóm thuốc. Thuốc thường dùng là: Diclofenac ống 75 mg, tiêm bắp sâu 1-2 ống/ngày, tiêm 2-3 ngày sau đó dùng sang thuốc uống (như Meloxicam 7,5 mg, piroxicam 20mg…) hoặc Felden 20 mg ống tiêm bắp 1-2 ống/ngày x 3 ngày.
Nhóm thuốc Colchicin: Đây là thuốc được lựa chọn hàng đầu điều trị cơn gout cấp, do tác dụng chống viêm chọn lọc của thuốc này mà nhiều năm nay vẫn ưa chuộng, thuốc được chỉ định dùng ngay trong 12-36 giờ đầu của cơn gout cấp. Bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn về liều dùng cho bệnh nhân để tránh các tác dụng phụ của thuốc gây ra như: ỉa chảy, buồn nôn, và có nguy cơ suy gan, suy thận, suy tủy xương…
Nhóm thuốc Corticosteroid: nhóm thuốc này được các bác sĩ ít sử dụng do tác dụng phụ của thuốc, tuy nhiên nó vẫn có thể được sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt: Ở những bệnh nhân gout cấp bị viêm nhiều khớp cùng một lúc, không đáp ứng với colchicin và thuốc chống viêm không steroid hoặc sử dụng một số chế phẩm tiêm nội khớp bị viêm.
Ngoài ra, bác sĩ khuyến cáo có thể dùng một số loại thuốc giảm đau khác như: Paracetamol( Efferalgan, Efferalgan-codein…), bệnh nhân có thể dùng muối kiềm nabica gói 5g 1-2 gói/ngày pha nước uống hoặc có thể dùng nước khoáng có kiềm nhằm kiềm hóa nước tiểu, tránh sỏi tiết niệu.
Điều trị gout mạn tính
Những người bệnh gout mạn tính việc đầu tiên cần làm trong điều trị là hạ acid uric máu để tránh biến chứng suy thận mạn, làm giảm chức năng của thận. Thường sử dụng nhóm thuốc ức chế tổng hợp axit uric và có thể kết hợp dùng thêm colchicine tùy theo trường hợp. Có thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid cho những bệnh nhân viêm khớp còn đang tiến triển.
Nếu bệnh nhân gout bị tổn thương thận phải chú ý đến tình trạng nhiễm khuẩn (viêm thận kẽ), tình trạng suy thận tiềm tàng, cao huyết áp, sỏi thận,… tiên lượng của bệnh gout tùy thuộc vào mức độ tổn thương thận. Một số u cục (tôphi) quá to cản trở vận động có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ (tôphi ở ngón chân cái không đi giày được, ở khuỷ tay khó mặc áo,…).
Phòng ngừa bệnh gout như thế nào?
Phòng ngừa bệnh gout
Nếu bạn không muốn mắc phải căn bệnh gout một bệnh lý chuyển hóa này thì hãy loại bỏ những thói quen xấu và thực hiện những điều sau:
- Uống nhiều nước (nước lọc, nước hoa quả, sữa), đặc biệt là nước khoáng có kiềm để tăng cường thải tiết acid uric qua nước tiểu.
- Kiêng rượu bia và các chất kích thích như ớt, cà phê, hạt tiêu…
- Sinh hoạt điều độ, làm việc nhẹ nhàng, tránh để bị lạnh, tránh mệt mỏi cả tinh thần và thể chất (lao động quá mức, chấn thương…). Cần tập thể dục phù hợp và duy trì liên tục như: đi bộ, bơi, cầu lông, bóng bàn, đạp xe…
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả như xà lách, cà rốt, bắp cải, dưa chuột, dưa gang, khoai tây, cà chua, măng, rau actiso. Có thể ăn trứng, sữa và các chế phẩm phomat trắng không lên men…
- Đối với các bệnh nhân gout bị thừa cân và béo phì cần áp dụng chế độ ăn giảm năng lượng, giảm mỡ. Giảm đạm trong chế độ ăn, ăn thịt không quá 150g/ngày; nhất là cần hạn chế ăn các loại thức ăn có chứa nhiều purin như nội tạng động vật, các loại thịt có màu đỏ và các loại hải sản.
Lưu ý: khi điều trị bệnh gout có thể gặp một số khó khăn, có thể bệnh nhân bị tác dụng phụ của một số thuốc chữa bệnh gout như: colchicin có thể gây tiêu chảy, allopurinol gây dị ứng, các thuốc tăng thải axit uric gây sỏi thận…
Đặc biệt, ở một số bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm thuốc điều trị gout có thể gây ra di ứng thậm chí nặng hơn là tử vong nếu như không được cấp cứu kịp thời.
Ngoài ra, người bệnh gout không được chủ quan, thiếu tuân thủ trong điều trị bệnh để bệnh gout không tiến triển nặng hơn.
Nguồn: benhlyxuongkhop.net