Loãng xương là bệnh phổ biến hiện nay do nhiều nguy cơ tiềm ẩn, do đó bạn nên xác định chính xác những yếu tố khiến bệnh loãng xương xuất hiện để có giải pháp phù hợp.
- Tổng hợp một số phương pháp phòng ngừa căn bệnh loãng xương
- Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng có khỏi không?
- 3 phương pháp áp dụng điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Bệnh loãng xương là gì?
Loãng xương (Osteoporosis) là một rối loạn chuyển hoá của bộ xương gây tổn thương sức mạnh của xương dẫn đến nguy cơ gãy xương gia tăng. Trong đó sức mạnh của xương được hiểu là sự toàn vẹn bao gồm cả về khối lượng và chất lượng của xương. Khi khối lượng và chất lượng của xương bị ảnh hưởng thì có thể dẫn đến bệnh loãng xương.
Khối lượng xương được biểu hiện bằng:
- Mật đô khoáng chất của xương (Bone Mineral Density – BMD)
- Khối lượng xương (Bone Mass Content – BMC)
Chất lượng xương phụ thuộc vào:
- Thể tích xương
- Vi cấu trúc của xương (Thành phần chất nền và chất khoáng của xương)
- Chu chuyển xương (Tình trạng tổn thương vi cấu trúc xương, tình hình sửa chữa cấu trúc của xương)
Bệnh học bệnh loãng xương thường xuất hiện muộn, diễn biến chậm, tăng từ từ và ít có những biến chứng nặng nề như gãy xương hay lún xẹp các đốt sống. Trong đó loãng xương sau mạn tính khiến tình trạng loãng xương do tuổi ở phụ nữ do giảm đột ngột oestrogen khi mãn kinh.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương
Cũng giống như các bệnh cơ xương khớp khác, loãng xương cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và biểu hiểu của bệnh trở nên rõ ràng hơn khi ở thể nặng với những biến chứng nguyên hiểm. Nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương được các chuyên gia bệnh cơ xương khớp chỉ ra rằng:
Trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, thể chất kém phát triển, chế độ ăn thiếu protein, canxi hoặc tỷ lệ canxi/phospho trong chế độ ăn không hợp lý, thiếu vitamin D hoặc cơ thể không hấp thu được vitamin D… khi còn nhỏ nên khối khối lượng khoáng chất đỉnh của xương ở tuổi trưởng thành thấp. Đây chính là nguyên nhân phổ biến dẫn đến gia tăng tình trạng loãng xương ở trẻ em vùng cao, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Những người ít hoạt động thể lực, các hoạt động ngoài trời hay bất động trong nhiều ngày do bệnh tật hoặc yếu tố nghê nghiệp cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương.
Bệnh loãng xương cũng có thể xuất hiện đối với những người có tiền sử gia đình có cha, mẹ bị loãng xương hoặc gãy xương. Đồng thời những người có thói quen sử dụng nhiều rượi bia, cà phê, thuốc lá… cũng có thể mắc bệnh loãng xương do những chất có trong các thực phẩm này làm tăng thải canxi qua đường thận và giảm hấp thu canxi ở đường tiêu hóa.
Những người mắc các bệnh như: bệnh nội tiết: cường tuyến cận giáp, cường tuyến giáp, cường tuyến vỏ thượng thận bệnh mãn tính đường tiêu hoá làm hạn chế hấp thu canxi, protein vitamin D,…ảnh hưởng chuyển hoá canxi và sự tạo xương; Thiểu năng các tuyến sinh dục nam và nữ (suy buồng trứng sớm, mãn kinh sớm, cắt buồng trứng, thiểu năng tinh hoàn…); người mắc bệnh suy thận mãn hoặc phải chạy thận nhân tạo (do làm mất canxi qua đường tiết niệu), người mắc các bệnh xương khớp mạn tính như bệnh thoát vị đĩa đệm, viêm khớp dạng thấp hay thoái hoá khớp.
Những người thường xuyên sử dụng thuốc chữa tiểu đường (Insulin), thuốc chống động kinh (Dihydan), thuốc thuốc chống đông (Heparin) và đặc biệt là nhóm thuốc kháng viêm Corticosteroid do chúng gây ức chế trực tiếp quá trình tạo xương, giảm hấp thu canxi ở ruột, tăng bài xuất canxi ở thận và làm tăng quá trình hủy xương.
Như vậy, bệnh loãng xương xuất phát từ vô vàn nguyên nhân khác nhau đòi hỏi người bệnh không chỉ cần tìm hiểu bản chất của căn bệnh mà còn là nguyên nhân gây bệnh để có thể điều trị và phòng ngừa kịp thời.
Bích Nhuần: benhlyxuongkhop.net