Có nên trích máu đầu ngón tay khi cấp cứu bệnh nhân đột quỵ?

Chích máu ở 10 đầu ngón tay để cấp cứu người đột quỵ là biện pháp được nhiều người áp dụng, liệu phương pháp này có đem lại hiệu quả như mong muốn?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Rất nhiều chuyên trang điện tử lan truyền thông tin, bạn có thể phát hiện sớm bệnh nhân bị tai biến mạch máu não bằng cách hỏi nạn nhân 3 điều đơn giản C.N.G. Đó là yêu cầu người đó Cười, Nói và Giơ tay lên, nếu bệnh nhân không thực hiện được những yêu cầu này thì bạn hãy gọi xe cấp cứu ngay tức khắc.

Có nên trích máu đầu ngón tay khi cấp cứu bệnh nhân đột quỵ?

Có nên trích máu đầu ngón tay khi cấp cứu bệnh nhân đột quỵ?

Ngoài ra, cũng theo những hướng dẫn này bạn chỉ cần lấy một cây kim chích vào đầu các ngón tay, cách móng tay độ một milimét cho đến khi máu rỉ ra. Như thế, khi máu đã chảy từ cả mười đầu ngón tay, chỉ chờ vài phút thì bệnh nhân tai biến mạch máu não sẽ tỉnh dậy. Bước tiếp theo là châm vào hai bên dái tai mỗi bên 2 mũi, cho đến khi máu nhỏ giọt ra, cách này được nhiều người cho rằng có thể giúp bệnh nhân hạn chế tổn thương não và bệnh liệt do tai biến mạch máu não.

Tuy nhiên, theo ý kiến của các Bác sĩ chuyên khoa tim mạch thì thông tin này có ý đúng và cũng có nội dung không có cơ sở khoa học.

Bệnh tai biến mạch máu não nguy hiểm như thế nào?

Bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác và giảng dạy tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, cách nhận biết bệnh nhân mắc tai biến mạch máu não như trên là điều dễ hiểu và dựa nhiều vào dấu hiệu của bệnh. Khi bị tai biến, trường hợp nặng thì bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê, hỏi không biết, nhẹ thì giống như trúng gió, méo mồm, liệt tay.

Bác sĩ Chu Hòa Sơn cũng cho biết thêm vẫn có một số trường hợp bệnh nhân mắc tai biến mạch máu não bị bỏ qua, nguyên nhân do hẹp mạch cảnh, gọi là tai biến thoáng qua. Chỉ khoảng 30 giây, bệnh nhân tự nhiên mất ý thức sau đó ý thức được khôi phục hoàn toàn. Đây là những biểu hiện ban đầu dự báo cơn tai biến mạch máu não sau đó 1-2 ngày. Nhiều người không để ý dễ bỏ qua, đến lúc xảy ra tai biến mạch máu não thực sự thì không làm được gì.

Bệnh nhân tai biến mạch máu não có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh nhân tai biến mạch máu não có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Bác sĩ Ngô Thị Minh Huệ hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng cho biết, cách nhận biết sớm bệnh nhân tai biến mạch máu não như trên cũng gọi là tương đối đúng, bởi vì C.N.G sẽ phát hiện liệt mặt và liệt các chi ở người bệnh đột quỵ nếu có. Tuy nhiên, thực tế bệnh nhân mắc bệnh tai biến mạch máu não cần phải phân chia bệnh thành 2 nhóm dấu hiệu. Thứ nhất là bệnh nhân có những dấu hiệu rõ ràng, người bệnh có các biểu hiện như: mất ý thức, liệt hoàn toàn, mất cảm giác, đại tiểu tiện không tự chủ…Đối với trường hợp này cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở Y tế gần nhất để được điều trị.

Thứ hai là trường hợp bệnh nhân mắc bệnh tai biến mạch máu não không có biểu hiện rõ ràng, với 3 câu hỏi C.N.G người sơ cứu người bệnh có thể phát hiện được. Tuy nhiên, biểu hiện ban đầu ở bệnh nhân mắc tai biến mạch máu não nhiều khi rất đa dạng, một số bệnh nhân đôi khi chỉ thấy tê bì khu trú một số vùng, giảm cảm giác, nói ngọng, nuốt nghẹn, sặc …

Có nên trích máu đầu ngón tay khi cấp cứu bệnh nhân đột quỵ?

Có nên trích máu đầu ngón tay khi cấp cứu bệnh nhân đột quỵ? Bác sĩ Ngô Thị Minh Huệ cho biết, việc dùng kim chích vào 10 đầu ngón tay, dái tai để giúp bệnh nhân tỉnh, sau đó mới đưa đi cấp cứu là một biện pháp phản khoa học. Vì đối với những bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, bệnh nhân cần được đưa đến các cơ sở Y tế chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời để hạn chế tổn thương. Khi bị tai biến, người bệnh cần có sự can thiệp của học hiện đại, cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện chuyên điều trị bệnh tim mạch, thần kinh cấp cứu. Châm chích máu ở các đầu ngón tay chỉ làm mất thời gian cấp cứu người bệnh mà thôi.

Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở Y tế chuyên khoa để được điều trị

Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở Y tế chuyên khoa để được điều trị

Đồng tình với quan điểm này, Bác sĩ Chu Hòa Sơn cũng khẳng định hoàn toàn không có cơ sở khoa học để xử trí cấp cứu người bị tai biến như thế. “Việc cấp bệnh nhân bị tai biến mạch máu não tùy thuộc vào tình trạng từng bệnh nhân. Điều mà người cấp cứu cần thực hiện chỉ là làm: thông thoáng, không có dị vật, không bị sặc…, kiểm soát huyết áp để huyết áp bệnh nhân không tăng quá cao. Đồng thời nhanh chóng di chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế, hạn chế di động vùng đầu bệnh nhân “, Bác sĩ Chu Hòa Sơn cho biết.

Biến chứng nặng nề mà tai biến mạch máu não gây ra cho người bệnh

Các chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân tai biến mạch máu não nếu không được cấp cứu kịp thời thì kết quả điều trị thấp, hậu quả để lại thường vô cùng nặng nề. Nặng thì tử vong do ổ xuất huyết (hoặc nhồi máu) quá lớn, di chứng liệt giường, loét do tỳ đè, tai biến mạch máu não tái phát, nhiễm trùng phổi, tiết niệu bội nhiễm…

Cũng vì thế, vấn đề mà mọi người cần quan tâm chính là việc kiểm soát, dự phòng, quản lý bệnh cao huyết áp, dự phòng không để tai biến xảy ra. Những người có nguy cơ bị tai biến là: những bệnh nhân mắc bệnh cao huyết áp không được theo dõi và điều trị tốt, bệnh đái tháo đường, bệnh rối loạn chuyển hóa máu, suy tim nặng, người ít vận động hoặc bị liệt (nguy cơ hình thành huyết khối), người có bệnh lý van tim hoặc theo dõi và dùng thuốc chống đông không đều…..

Nguồn: Benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới