Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh dị ứng cơ địa tốt nhất

Dị ứng cơ địa gây ra tình trạng ngứa khó chịu nên việc tìm hiểu dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh dị ứng cơ địa góp phần hạn chế được tần suất tái phát.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Dị ứng cơ địa là tình trạng từ khi sinh ra cơ thể đã có “yếu tố” gây dị ứng, thường gặp nhất khi thời tiết thay đổi, ăn các loại đậu phộng, hải sản hoặc tiếp xúc với lông động vật nuôi như chó, mèo;…

Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh dị ứng cơ địa tốt nhất

Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh dị ứng cơ địa tốt nhất

Triệu chứng của bệnh dị ứng cơ địa

Triệu chứng của bệnh dị ứng xuất hiện tức trong vài giây đến vài phút sau khi tiếp xúc với dị nguyên, tuy nhiên cũng có thể xuất hiện muộn trong vài ngày, thậm chí vài tuần. Theo các bác sĩ chuyên khoa các bệnh nội khoa thường gặp, ở mỗi cá thể tùy thuộc vào mức độ mẫn cảm của cơ thể, tùy loại bệnh dị ứng, số lượng và cách tiếp xúc của dị nguyên gây bệnh mà có biểu hiện và mức độ của các triệu chứng dị ứng khác nhau

Biểu hiện của bệnh dị ứng cơ địa dễ dàng nhận thấy rõ nhất là viêm da cơ địa với các thương tổn da kèm theo ngứa, ngứa ngày càng gia tăng khiến người bệnh gãi nhiều hơn, trong khi càng gãi lại có cảm giác ngứa nhiều hơn, theo đó mà càng khiến khiến da trở lên dày hơn, bệnh trở lên nặng hơn và có nguy cơ bị bội nhiễm vi trùng. Bệnh viêm da cơ địa rất dễ tái phát đặc biệt là khi cơ thể tiếp xúc với các nguyên nhân gây bệnh.

Một trong những ví dụ điển hình giúp bạn nhận biết dị ứng cơ địa khi tiếp xúc với dị nguyên như: người bệnh hen phế quản lại biểu hiện các cơn khó thở, thở rít, khò khè, thở rít, ho khạc đờm; người bệnh viêm mũi dị ứng thường có ngứa mũi, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi;….

Điều trị bệnh dị ứng cơ địa như thế nào?

Để điều trị bệnh dị ứng cơ địa, các bác sĩ khuyên bạn hạn chế mức tối đa việc chà xát, không gãi kết hợp với các loại thuốc bôi, thuốc uống chống ngứa. Đặc biệt bôi kem dưỡng ẩm là một trong những việc làm cần thiết có tác dụng chống khô da, đồng thời tránh ngứa và hạn chế tái phát. Người bệnh nên sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày và dùng lâu dài kể cả ngay khi triệu chứng đã được cải thiện. Đối với trẻ em, bạn không nên cho trẻ mắc các đồ len dạ trực tiếp vào da, bố mẹ và những người chăm sóc trẻ cũng cần tránh dùng đồ len dạ khi tiếp xúc với trẻ.

Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên dù bệnh thuyên giảm

Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên dù bệnh thuyên giảm

Việc điều trị bệnh dị ứng cơ địa cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa thầy thuốc và người bệnh, trẻ nhỏ và bố mẹ. Tuỳ vào giai đoạn bệnh là cấp tính, bán cấp hay mạn tính mà cho thuốc bôi phù hợp.

Đối với dị ứng cơ địa cấp tính: Người bệnh cần nhớ đắp ẩm thương tổn và bôi kem corticoit+ kháng sinh nhằm chống tụ cầu trùng vàng trong trường hợp bội nhiễm, chống ngứa và kháng histamin chống dị ứng.

Đối với dị ứng cơ địa bán cấp và mạn tính được điều trị bằng các thuốc:

  • Làm ẩm da bằng kem bôi hoặc sữa tắm có kem.
  • Uống kháng histamin chống ngứa.
  • Sử dụng thuốc corticosteroid: tuy nhiên cần có chỉ định do gây nhiều tác dụng phụ nguy hại nếu dùng lâu dài
  • Các thuốc chống viêm khác mà không gây các tác dụng phụ như thuốc này và có thể dùng lâu dài, thuốc có thể chống viêm và chống ngứa do bệnh dị ứng gây ra.
  • Một số trường hợp nặng có thể uống corticoid, nhưng cần có chỉ định chặt chẽ của thày thuốc.
  • Các phương pháp điều trị khác: UVB, UVA, các thuốc như cyclosporin…

Nhận biết triệu chứng và cách điều trị bệnh dị ứng cơ địa sớm sẽ giúp người bệnh nhanh chóng tìm ra được nguyên nhân gây bệnh, giảm thiểu triệu chứng ngứa cũng như khả năng tái phát. Mặc dù đây là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng bạn có thể giảm thiểu được tác động của bệnh đối với sức khỏ. Do đó bạn nên đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện triệu chứng gây bệnh.

Bích Nhuần – benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới