Bệnh cơ xương khớp là một bệnh phổ biến hiện nay và rất nguy hiểm cho nhiều lứa tuổi. Đau lưng, thoái hóa khớp, đau vai gáy, thoát vị đĩa đệm, loãng xương…là một trong các bệnh về cơ xương khớp.

Bệnh cơ xương khớp là gì ?

Bệnh có xương khớp hay còn còn gọi là bệnh xương khớp đó là sự thoái hóa của hệ thống xương khớp nói chung, mà cụ thể là sự thoái hóa của sụn khớp bao bọc tại các đầu khớp. Điều này xuất phát từ đa dạng nguyên nhân và cũng gây ra nhiều biến chứng nguy cơ với mức độ nguy hiểm khác nhau.

Nguyên nhân dẫn tới các bệnh cơ xương khớp

Di truyền

Gen là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh trong đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp ở những gia đình có tiền sử bệnh này.

Tuối tác

Đối với những người lớn tuổi thì sụn trở nên giòn và dễ gãy làm các khớp xương mất đi miếng đệm vì thế những người cao tuổi có nguy cơ cao mắc các bệnh xương khớp.

Vận động quá sức

Một số môn thể thao có thể gây bệnh viêm khớp như: khi chơi tennis do các động tác lặp đi lặp lại tại vùng khuỷu tay gây lực lên khuỷu tay. Những môn thể thao khác như bóng đá, bóng rổ gây áp lực lên vùng đầu gối lâu ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp sau này.

Béo phì

Những người thừa có nguy cơ cao bị viêm khớp do trọng lượng thừa tạo áp lực lên các khớp như khớp gối, khớp hông, khớp xương sống và khớp mắt cá chân.

Stress

Cuộc sống căng thẳng và nhiều stress làm mất cân bằng hormone trong cơ thể gây giảm khả năng miễn dịch với những vi khuẩn có hại vì thế tăng nguy cơ bị bệnh xương khớp.

Do viêm nhiễm

Một số dạng viêm xương khớp gây nên do viêm nhiễm vi trùng và vi khuẩn từ các phần khác trên cơ thể đều có thể gây bệnh.

Dị ứng thức ăn

Có những loại thức ăn kích thích gây viêm sưng ở các khớp vì thế cần chú ý đến các loại thức ăn này.

Công việc

Các công việc phải mang vác nặng, công nhân làm việc theo dây chuyền làm tăng nguy cơ bị thấp khớp ở mắt cá chân, đầu gối, hông, xương sống , vùng cổ, ngón tay, bàn tay, cổ tay, khuỷu tay và vai.

Biểu hiện thường thấy ở bệnh xương khớp

  • Những cơn đau nhức có thể bất ngờ xuất hiện, đau âm ỉ một thời gian dài hoặc đau dữ dội từng cơn. Một số đau giảm đi khi ngưng vận động, nhưng nhiều trường hợp đau bất kể ngày đêm, bất kể tư thế nào.
  • Tại các vị trí khớp sẽ thường xuất hiện sưng viêm, nóng và đỏ.
  • Khi cử động khớp còn có thể nghe thấy những tiếng động lục cục của hai đầu khớp chạm vào nhau, kèm theo những cơn đau chói như bị điện giật.
  • Các khớp chính thường phải chịu ảnh hưởng đó là khớp gối (phổ biến nhất), khớp cổ tay, gót chân, ngón tay, ngón chân, khuỷu tay, bả vai…
  • Mọi cử động tại khớp bị đau sẽ bị hạn chế lại cả chủ động và thụ động.
  • Có thể xuất hiện triệu chứng tê bì, mất cảm giác vùng da.
  • Một số trường hợp sẽ có kèm theo rối loạn tiêu hóa, sốt cao.

Cách phồng chống bệnh viêm khớp

  • Có chế độ ăn uống hợp lý:  ăn nhiều rau xanh,vitamin C,E, các thực phẩm giàu axit béo omega-3.
  • Kiểm soát tốt cân nặng bằng cách hạn chế ăn nhiều chất béo, ngọt, giàu năng lượng để tránh béo phì, thừa cân.
  • Ngồi đúng cách, lưng thẳng, ghế có tựa để giảm tối đa lực ép lên đĩa đệm;
  • Không cố hết sức để với cao, với xa hay khiêng vác vật nặng vì tất cả các động tác quá sức gây ra căng cơ, dễ trật khớp và cũng dễ tạo ra vi chấn thương lên ổ khớp.
  • Không nên tắm quá lâu, nằm ngủ trực tiếp trên nền gạch vì nền gạch lạnh, môi trường có độ ẩm cao, nhiệt độ thấp sẽ gây co cơ, hẹp khe khớp tăng nguy cơ tạo vi chấn thương.
  • Ngoài ra, cần khám sức khoẻ định kỳ, phát hiện sớm các bệnh như đái tháo đường, loãng xương, bệnh gout để điều trị kịp thời, tránh các biến chứng về khớp.

Dấu hiệu nhận biết loãng xương

Loãng xương hiện đang trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Bệnh tiến triển thầm lặng và thường không có biểu hiện gì cho đến khi người bệnh vô tình phát hiện hoặc khi xuất hiện biến chứng của loãng xương.

Tìm hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng

Thoát vị đĩa đệm đa tầng là tình trạng thoát vị đĩa đệm khá phức tạp, khó chữa trị và phát sinh nhiều nguy cơ cũng như biến chứng nghiêm trọng khiến đời sống và sức khỏe của bệnh nhân gặp nhiều khó khăn.

Mắc bệnh tiểu đường nên và không nên ăn hoa quả gì?

Việc ăn uống có vai trò rất quan trọng với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, vì thế ngoài chế độ dinh dưỡng bạn cần bổ sung một số các loại hoa quả cũng như phải tránh xa những thực phẩm có hàm lượng đường cao.

Phương pháp chuẩn đoán bệnh thoái hóa khớp như thế nào?

Chẩn đoán thoái hóa khớp là một vấn đề rất quan trọng quyết định rất nhiều đến hiệu quả của quá trình điều trị. Vì thế khi người bệnh phát hiện được những dấu hiệu bệnh cần đến các trung tâm Y tế thăm khám và điều trị.

Mắc bệnh thoái hóa khớp có nên tập yoga hay không?

Mắc bệnh thoái hóa khớp có nên tập yoga hay không? Hiện đang là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của người bệnh, bởi chế độ luyện tập có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều trị bệnh.