Bệnh thấp khớp nên ăn gì và không nên ăn gì?

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ đảm bảo sức khỏe cho bạn mà nó còn có vai trò hỗ trợ điều trị làm giảm những khó chịu mà bệnh thấp khớp gây ra.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Dấu hiệu của bệnh thấp khớp

Dấu hiệu của bệnh thấp khớp

Dấu hiệu của bệnh thấp khớp

Những biểu hiện của bệnh thấp khớp thường gặp gồm:

  • Cứng khớp, đặc biệt là buổi sáng khi ngủ dậy và sau khi hoạt động. Có thể kéo dài 1 – 2 tiếng, thậm chí cả ngày.
  • Khớp bị đau, sưng nóng, yếu. Đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa, những cơn đau mỏi gối, xương khớp khiến bạn gặp khó khăn khi phải đứng lên, ngồi xuống. Thậm chí những cử động nhẹ cũng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.
  • Người mệt mỏi, giảm cân và sốt
  • Biến dạng khớp, thường xảy ra do không phát hiện và điều trị bệnh thấp khớp sớm.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thấp khớp

  • Giới tính: Nữ giới có tỷ lệ mắc thấp khớp cao hơn nam giới 2 -3 lần
  • Tuổi tác: Viêm khớp dạng thấp thường xảy ra trong độ tuổi 40 – 60. Tuy nhiên, bệnh này vẫn có khả năng xảy ra ở nhóm đối tượng trẻ tuổi, thiếu niên, đặc biệt là người già.
  • Di truyền: Người có tiền sử gia đình bị viêm khớp dạng thấp sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.
  • Hút thuốc: thuốc lá là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh thấp khớp.
  • Thừa cân, béo phì
  • Môi trường: Sự phơi nhiễm môi trường như amiăng hoặc silica.
  • Người có miễn dịch kém

Bệnh thấp khớp nên ăn gì?

Bệnh thấp khớp nên ăn gì?

Bệnh thấp khớp nên ăn gì?

Chế độ ăn uống cũng sẽ góp phần vào việc điều trị bệnh. Người bị thấp khớp nên bổ sung các thực phẩm sau:

  • Khoai lang, bơ, cà rốt, các loại rau xanh đậm màu, giá đỗ, vừng lạc, hạt mè… có chứa nhiều vitamin A, E. Những thực phẩm này giúp chống oxy hóa và bảo vệ đầu xương, bao khớp hiệu quả.
  • Bổ sung mộc nhĩ, nấm có tác dụng giảm đau không thua gì các loại thuốc aspirin, paracetamol.
  • Các thực phẩm giàu axit béo omega3 như cá hồi, cá trích, cá thu… giúp kháng viêm, giảm đau và loại bỏ cứng khớp do bệnh thấp khớp hiệu quả.
  • Bổ sung các loại trái cây như chanh, dứa, bưởi, đu đủ… vào chế độ ăn hàng ngày. Những thực phẩm này cung cấp men kháng viêm, vitamin C rất tốt cho cơ thể.

Những thực phẩm người mắc bệnh thấp khớp không nên ăn

Bên cạnh những thực phẩm nên bổ sung thì có một số thực phẩm mà bệnh nhân thấp khớp hoặc bệnh cơ xương khớp nên tránh như sau:

  • Hạn chế ăn nhiều thịt, nội tạng, uống nhiều rượu bia, ăn mặn hoặc quá ngọt vì các thức ăn loại này sẽ gây mất canxi khiến xương của bạn yếu hơn.
  • Hạn chế ăn nhiều dầu mỡ như bơ, thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ chiên nhiều dầu mỡ như xúc xích, gà rán vì nó chứa nhiều chất béo bão hòa, các chất này sẽ kích thích phản ứng viêm và người bệnh thấp khớp sẽ có cảm giác đau hơn
  • Không nên ăn các loại thực phẩm như: Bắp, bơ sữa, đồ nếp đã qua chế biến; tôm, cua, lươn, trạch,…cũng rất dễ làm cho người bệnh bị dị ứng, tăng viêm lúc đấy người bệnh sẽ bị ngứa ở các khớp
  • Cafe, soda cũng là những đồ uống được khuyến cáo cho người bệnh thấp khớp nếu sử dụng tình trạng bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn.
  • Bột mì cũng làm cho tình trạng viêm khớp tăng lên vì vậy người bệnh không nên sử dụng bột mì.
  • Hạn chế các loại thực phẩm gây tăng chất lipid trong máu sẽ gây bất lợi cho người bị thấp khớp vì xúc tác phản ứng viêm tấy ở mặt trong bao khớp như thịt mỡ, bơ, xúc xích, dăm bông, bánh kẹo.
  • Các thực phẩm giàu axit oxalic như mận, củ cải,… không nên ăn.
  • Thực phẩm giàu phốt pho như nội tạng động vật, thịt chế biến sẵn, thịt đỏ, măng…
  • Giảm muối, đường, hạn chế uống nước có gas
  • Kiêng tỏi, ớt, gừng…

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới