Bệnh huyết áp thấp có thể điều trị khỏi được không?

Bệnh huyết áp là bệnh tim mạch thường gặp ở nhiều đối tượng và lứa tuổi nhưng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời ngay và dứt điểm.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Các chuyên gia chuyên khoa về bệnh huyết áp thấp nhận định bệnh này nguy hiểm và có thể gây ra những cái chết âm thầm tương tự như bệnh huyết áp cao. Bệnh kéo dài và có thể gây ra biến chứng khi có điều kiện. Nhiều người bệnh băn khoăn không biết có thể chữa khỏi bệnh huyết áp thấp hay không?

Bệnh huyết áp thấp có thể điều trị khỏi được không?

Bệnh huyết áp thấp có thể điều trị khỏi được không?

Nguyên nhân phổ biến gây bệnh huyết áp thấp

Dựa vào nguyên nhân của bệnh có thể khẳng định được bệnh có thể chữa khỏi hay không. Theo đó, có thể do sức đề kháng và sức khỏe mà đối tượng mắc bệnh huyết áp thấp hiện nay gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Nguyên nhân có thể do ốm yếu, bị bệnh suy nhược cơ thể, thận dương hư giảm sút, khí huyết lưỡng hư…hoặc do một số bệnh lý khác gây ra.

Theo phân tích và nghiên cứu thì các chuyên gia về bệnh tim mạch khẳng định dưới đây là một số nguyên nhân gây ra bệnh huyết áp thấp phổ biến hiện nay:

Nguyên nhân thứ nhất, bệnh huyết áp thấp phổ biến và gặp ở những người gầy ốm yếu, thiếu chất dinh dưỡng, ăn kém, thiếu máu, hoặc đang mắc bệnh nhiễm trùng cấp tính… và yếu tố di truyền từ trước. Đặc biệt phụ nữ gầy có khả năng cao mắc bệnh huyết áp thấp.

Tiếp theo, bệnh huyết áp thấp sinh ra do tuyến giáp của cơ thể bị suy giảm hoạt động. Lúc này chúng ta đang thiếu hụt lượng hormone giáp. Nguyên nhân trực tiếp này đã gây ra chứng huyết áp thấp. Bởi vậy người bệnh thường có triệu chứng dễ nhận biết đó là kèm hoa mắt, chóng mặt, rụng rời tay chân và rụng nhiều tóc so với những người bình thường khác.

Thêm một lý do khiến bạn bị bệnh đó chính là hiện tượng lượng đường trong máu bị giảm xuống dưới mức 2.5 mmol/l. Điều này đã khiến bạn đã có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, run rẩy và vã mồ hôi, chân tay lạnh dù trời rất nóng. Nhận thấy điều này bạn nên đi kiểm tra huyết áp ngay để có biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt. Hiện tượng thiếu máu có lượng hemoglobin thấp dưới mức 9g/dl máu. Lượng hemoglobin thấp khiến cho lượng ô xy vận chuyển tới não và tim bị suy giảm, gây choáng váng, hoa mắt, chóng mặt và cảm giác mất thăng bằng ở bệnh nhân bị bệnh huyết áp thấp nói riêng và bệnh tim mạch nói chung.

Nguyên nhân phổ biến gây bệnh huyết áp thấp

Nguyên nhân phổ biến gây bệnh huyết áp thấp

Triệu chứng thường thấy ở bệnh huyết áp thấp là nhịp tim đập chậm dưới 60 nhịp trong một phút, nên sẽ không đủ lượng máu và ô xy lưu thông trong cơ thể hoạt động bình thường, chúng ta sẽ có cảm giác như thiếu năng lượng để làm việc như những người bình thường.  Bên cạnh chế độ ăn uống, hiện tượng và áp lực công việc cũng chính là nguyên nhân khiến bạn bị bệnh huyết áp thấp. Việc lười vận động cũng như ít điều chỉnh tư thế đã khiến bạn bị bệnh huyết áp thấp cao hơn người khác. Vì thế nên tập thể dục thể thao thường xuyên để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Làm sao để tránh nguy cơ mắc bệnh huyết áp thấp?

Mặc dù bệnh rất hay gặp nhưng bản thân bạn có thể phòng tránh được bằng việc thực hiện và áp dụng đầy đủ các thói quen ăn uống cũng như sinh hoạt phù hợp với sức khỏe của bản thân. Cụ thể các chuyên gia khuyên bệnh nhân nên thực hiện chế độ làm việc nghỉ ngơi và luyện tập nhẹ nhàng như sau:

Thứ nhất, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, điều độ. Việc tập luyện cần phù hợp với sức khỏe, độ tuổi, tình trạng bệnh lý cũng như điều kiện, hoàn cảnh, thời gian của bản thân bệnh nhân. Nên tập từ 30 – 45 phút/ngày và từ 5 – 7 ngày/tuần.

 Làm sao để tránh nguy cơ mắc bệnh huyết áp thấp?

Làm sao để tránh nguy cơ mắc bệnh huyết áp thấp?

Thứ hai, chế độ dinh dưỡng đủ chất và khoa học với đủ 3 bữa trong ngày. Đặc biệt bệnh nhân huyết áp thấp và bị bệnh huyết áp cao không được bỏ bữa sáng vì đây là bữa rất quan trọng. Chế độ dinh dưỡng đủ ngũ cốc, trái cây, chất xơ, dầu thực vật…và chỉ nên ăn một chút muối thôi. Nếu bạn có thể ăn mặn một chút cũng không sao. Điều này hoàn toàn khác với chế độ ăn của người bị bệnh đái tháo đường.

Thứ ba, bên cạnh chế độ ăn thì bạn còn phải uống đủ nước đầy đủ hằng ngày, đừng để khi khát mới uống. Khi bạn bị đổ mồ hôi thì nên uống thêm nước lọc khi uống đồ có cồn. Hạn chế uống rượu bia là tốt nhất đối với bệnh nhân bị huyết áp thấp.

Thứ tư, tiếp theo là chế độ nghỉ ngơi và giấc ngủ cũng cần đảm bảo trong ngày. Tránh làm việc quá sức và thức khuya. Bạn nên tập ngủ sớm, dậy sớm thì sẽ rất tốt cho cơ thể cũng như sức đề kháng của bản thân. Nên uống thêm một số chất kích thích cũng hỗ trợ tốt cho bệnh như cà phê, trà…nên tắm nước nóng thay vì nước lạnh để đảm bảo sức khỏe. Việc này không chỉ tốt cho bệnh huyết áp thấp mà các bệnh lý xương khớp cũng rất tốt.

Cuối cùng bạn nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện ra bệnh từ sớm và điều trị kịp thời khi phát hiện ra các triệu chứng.

Trang Minh

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới