Trẻ bị nhiễm giun có nguy hiểm không?

Giun là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ em đặc biệt những nước đang phát triển, giun ký sinh tranh dinh dưỡng của trẻ, một số loài hút máu hoặc sản sinh ra độc tố gây hại.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Trẻ bị nhiễm giun có hại như thế nào?

Trẻ bị nhiễm giun có hại như thế nào?

Trẻ bị nhiễm giun có hại như thế nào?

Ở các nước đang phát triển giống như nước ta, tình trạng nhiễm giun còn chiếm tỷ lệ cao do vấn đề ô nhiễm đất, nước, tập quán ăn uống thiếu vệ sinh. Nhiễm giun ảnh hưởng tới dinh dưỡng của trẻ, gây ra những biến chứng nặng nề hoặc tử vong nếu không điều trị kịp thời. Ảnh hưởng của giun lên sức khỏe của trẻ phụ thuộc vào loại giun mà trẻ bị nhiễm:

Giun đũa có đặc điểm hình thể: thân tròn màu hồng nhọn 2 đầu, chiều dài 15-25cm. Giun trưởng thành sống ở tá tràng. Giun cái đẻ trứng theo phân ra ngoài. Sau 15 ngày, trứng có phôi và tồn tại lâu bên ngoài. Trứng có phôi qua đường miệng vào ruột non nở thành ấu trùng. Theo tĩnh mạch, lên phổi vào phế nang, tới ngày thứ 8 lên hầu họng được nuốt xuống ruột thành giun trưởng thành. Sau 2 tháng bắt đầu đẻ trứng. Giun đũa ký sinh trong ruột: Hút 1 lượng lớn dinh dưỡng, vitamin, sắt từ thức ăn làm trẻ bị thiếu dinh dưỡng, giun còn sản sinh ra độc tố khiến trẻ bị đau bụng, tiêu chảy…gây ra những biến chứng nguy hiểm khác do giun di chuyển lạc chỗ hoặc do giun quá nhiều tạo búi giun gây:

  • Ruột: Tắc ruột, thủng ruột.
  • Gan mật tụy: Giun chui ống mật gây viêm đường mật, gan, sỏi mật… Gây viêm tụy cấp.
  • Giun lạc chỗ: Giun trưởng thành khu trú ở những vị trí bất thường: Da, cơ, não, tim

Giun kim là bệnh lý hay gặp ở trẻ nhỏ

Giun kim là bệnh lý hay gặp ở trẻ nhỏ

Giun kim là bệnh lý hay gặp ở trẻ nhỏ, dễ lây trong các nhà trẻ, gia đình. Giun kim có đặc điểm: Giun nhỏ, màu trắng dài khoảng 1cm, khu trú tại đại tràng, ban đêm giun cái bò ra các nếp hậu môn đẻ trứng, trứng có ấu trùng theo miệng vào ruột phát triển thành giun trưởng thành. Triệu chứng quan trọng nhất trong nhiễm giun kim là tình trạng ngứa hậu môn với đặc điểm:

  • Ngứa có giờ nhất định, sau khi ngủ 1 lát.
  • Ngứa dữ dội làm trẻ khóc thét, trẻ thò tay gãi làm xây xát hậu môn và tăng khả năng lây lan.
  • Khám: Hậu môn sung huyết có chấm đỏ do giun kim cắn, đôi khi thấy giun kim bò ra ở hậu môn
  • Rối loạn tiêu hóa: Trẻ đi ngoài nhiều lần, buổi sáng thấy có chất nhày màu hồng, phân không thành khuôn, có nhiều giun kim.
  • Thần kinh: Trẻ hay quấy khóc, ít hoạt bát.

Giun móc/ giun mỏ là 2 chủng giun có nhiều điểm giống nhau, khác nhau chính là cấu tạo miệng. Đời sống dài 2-5 năm, giun ký sinh lại ruột non, gắn chặt vào niêm mạc nhờ miệng móc, giun đẻ trứng theo phân ra ngoài nở thành ấu trùng, da người tiếp xúc với đất, ấu trùng qua da vào máu, lên phổi rồi xuống ruột thành giun trưởng thành.

Giun móc/mỏ khu trú lâu dài và hút máu mỗi ngày gây nên tình trạng: Thiếu máu mạn tính, tổn thương niêm mạc tá tràng ruột non, xuất huyết tiêu hóa…hay các bệnh lý nội khoa khác.

Phòng và điều trị bệnh giun cho trẻ

  • Xử lý phân đúng cách: Hố xí tự hoại hoặc ủ 2 ngăn, không dùng phân tươi bón rau, cây.
  • Vệ sinh ăn uống: Rửa tay trước và sau khi đi đại tiện, rửa tay trước khi ăn, làm thức ăn cho trẻ, ăn chín, uống sôi, bảo vệ nguồn nước
  • Tẩy giun định kì 6 tháng/ lần bằng các loại thuốc tẩy giun và điều trị các triệu chứng.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới