Không thể phủ nhận không ai có thể hồi phục khi chỉ nằm yên một chỗ, tuy nhiên thoát vị đĩa đệm có đi bộ được không lại khiến người bệnh không ngừng thắc thắc khi đi thì đau, không vận động thì nguy cơ liệt cao,…
- Cách nhận diện triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
- Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm hàng đầu
- Tổng quan bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng L4 L5
Đi bộ là bài tập thể dục nhẹ nhàng có lợi cho sức khỏe và chúng thật sự cần thiết để tăng sức mạnh vùng cơ trong khi không tốn quá nhiều sức nên đây cũng là bài tập yêu thích của một số người. Đặc biệt với những người mắc các bệnh về cơ xương khớp thì đi bộ là bài tập nhẹ nhàng mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên lựa chọn thời điểm nào bắt đầu đi bộ và đi như thế nào là phù hợp với người bệnh còn là băn khoăn của nhiều người.
Đi bộ có tác dụng như thế nào đối với bệnh thoát vị đĩa đệm?
Đi bộ hiện không chỉ là bài tập thể dục hàng ngày của nhiều người mà còn là bài tập quan trọng, hữu ích không nhỏ đối với người bệnh. Tại sao có thể nói như vậy? Chuyên gia trong lĩnh vực bệnh cơ xương khớp đã chỉ ra tác dụng của đi bộ đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm rằng:
- Đi bộ góp phần luyện sức mạnh, sự ổn định của cơ lưng dưới. Người bệnh khó có thể biết rằng một bộ cơ bắp khỏe sẽ gánh bớt trọng lượng và áp lực từ các hoạt động đang đặt lên cột sống.
- Đi bộ là hình thức tập luyện nhẹ nhàng, dễ thực hiện và thích hợp đối với những người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm.
- Đi bộ không chỉ góp phần giảm cân mà còn tăng tính của gân, cơ, khớp
Đa phần mọi người có thể phục hồi sau khởi phát thoát vị trong 4-6 tuần, trường hợp phẫu thuật khả năng lâu hơn. Do tính chất của thoát vị đĩa đệm hạn chế các hoạt động mạnh nên người bệnh cần tham khảo ý kiến trước khi thực hiện bất kỳ hoạt động thể chất nào kể cả đi bộ.
Thoát vị đĩa đệm có đi bộ được không?
Thoát vị đĩa đệm có đi bộ được không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiến nếu được cho phép thì ngày đầu tiên người bệnh chỉ nên đi bộ từ 5-10 phút. Với những ngày tiếp theo bạn có thể tăng một vài phút mỗi ngày và tiến tới mục tiêu 30-40 phút mỗi ngày. Người bệnh cần lưu ý rằng mỗi phiên đi bộ bằng cách giãn cơ khởi động, có thể nghiêng người sang bên và cúi về phía trước. Đặc biệt cần tránh các hoạt động có thể tăng nén cột sống, làm trầm trọng thêm tình trạng của bạn. Ngoài ra, người bệnh không nên sử dụng máy chạy bộ trên một mặt phẳng nghiêng vì nó có thể dồn áp lực lên cơ lưng dưới, điều này khá rủi ro khi bạn đang ở giai đoạn đầu của quá trình phục hồi.
Kỹ thuật đi bộ chữa bệnh thoát vị đĩa đệm chuẩn khoa học
Kỹ thuật đi bộ chữa bệnh thoát vị đĩa đệm không có gì phức tạp. Đơn giản bạn coi đó là một cuộc du ngoạn nhỏ, ngắm cảnh và hít thở không khí trong lành. Trong quá trình đi bộ, người bị bệnh thoát vị đĩa đệm cần cố gắng giữ thẳng lưng, hai vai buông tự nhiên, bước từng bước nhỏ rồi tiến tới như cách bạn vẫn đi bình thường; gót chân chạm đất trước rồi đến cả bàn chân. Lưu ý rằng không nên mang theo bất cứ thứ gì như túi sách, dắt thú cưng hay đi trên mặt đường gồ ghề. Bạn có thể đung đưa tay theo từng bước đi những chú ý không nên vung quá cao và cần dừng lại nếu thấy đau.
Bên cạnh việc đi bộ, người bệnh có thể kết hợp với các bài tập luyện cơ bắp vùng cổ, lưng. Để chắc chắn hơn trong quá trình điều trị bạn nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ, kỹ thuật viên xét nghiệm để tìm cho mình bài tập phù hợp.
Bích Nhuần – benhlyxuongkhop.net