Những thảo dược có tác dụng điều trị bệnh mỡ máu hiệu quả

Bệnh mỡ máu là một căn bệnh thường gặp và để lại nhiều biến chứng bệnh nguy hiểm. Vì thế các chuyên gia Đông y đã nghiên cứu tìm ra các loại thảo dược từ thiên nhiên có tác dụng điều trị hiệu quả căn bệnh này.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Hiện nay đã có nhiều các phương pháp Tây Y để điều trị bệnh mỡ máu, tuy nhiên thực tế thuốc Tây chính là con dao 2 lưỡi có thể để lại tác dụng phụ sau khi sử dụng. Nhận thấy được điều đó các chuyên gia Đông y đã nghiên cứu và tìm ra nhiều thảo dược tốt trong phòng, trị bệnh mỡ máu, nâng cao sức khỏe mà không lo sợ đến tác dụng phụ. Nhờ vào tiến bộ của khoa học mà 3 loại thảo dược dưới đây đã được chứng minh có tác dụng hạ mỡ máu, mỡ gan, huyết áp rất hiệu quả.

Những thảo dược có tác dụng điều trị bệnh mỡ máu hiệu quả

Những thảo dược có tác dụng điều trị bệnh mỡ máu hiệu quả

Trà hoa vàng

Trà hoa vàng là một loại thảo dược quý trên thế giới chỉ được phát hiện tại một số vùng của Trung Quốc và Việt Nam. Theo đó, trà có vị ngọt đắng , không độc hại, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra trong trà hoa vàng có chứa nhiều  hoạt chất có tác dụng kháng bệnh và làm giảm tỉ lệ mỡ máu. Cụ thể là  nhóm các hợp chất polysaccharid và poly phenol trong trà hoa vàng có tác dụng trong việc, ức chế sự tổng hợp các acid béo, điều hoà mỡ máu. Các hợp chất khác trong trà lại có tác dụng hạn chế huyết khối, ổn định huyết áp, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, giúp cải thiện tuần hoàn máu và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trà hoa vàng có tác dụng trong việc phòng chống xơ cứng động mạch, đánh tan các cục máu đông và giúp hòa tan chất béo trong cơ thể. Lá trà có các hoạt chất làm giảm hàm lượng lipit trong máu, giảm lượng cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt, thậm chí chúng còn có thể thúc đẩy quá trình đốt cháy mỡ thừa, giảm lượng cholesterol trong máu và thậm chí giảm được nguy cơ ung thư. Chính vì vậy, việc uống trà hoa vàng hàng ngày có tác dụng rất tốt để bảo vệ sức khỏe , vừa phòng tránh được bệnh mỡ máu và các bệnh khác như ung thư, tai biến,…

Lá sen

Đã từ lâu, các bộ phận của cây sen đều được nghiên cứu và bào chế sử dụng thành nhiều các vị thuốc chữa bệnh khác nhau. Theo đó, trong lá sen có tỉ lệ lớn lượng chất nucifein, flavonoid, alkaloids cao có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh như: Mỡ máu cao, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh béo phì.

Lá sen có tác dụng điều trị bệnh mỡ máu rất tốt

Lá sen có tác dụng điều trị bệnh mỡ máu rất tốt

Tuy rằng lá sen rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu lạm dụng quá nhiều hoặc có thể dẫn đến những triệu chứng nguy hiểm không mong muốn như bị hạ thấp nhiệt độ, tiêu chảy, chân tay lạnh, đi tiểu nhiều. Hiện nay việc mua lá sen gặp nhiều khó khăn do sự ảnh hưởng của các chất kích thích, chứa hóa chất độc hại, chính vì thế người dùng nên tìm hiểu kĩ, lựa chọn lá sen có nguồn gốc rõ ràng, quy trình an toàn, có giấp phép rõ ràng và kiểm nghiệm kỹ càng trước khi dùng để tránh những hậu quả không mong muốn có thể xảy ra.

Nần nghệ

Nần nghệ có tên khoa học là Dioscorea collettii, chủ yếu được phân bố tại Đài Loan, Myanmar, Ấn Độ và Trung Quốc. Ở Việt Nam, nần nghệ cũng được tìm thấy từ khá sớm nên chúng cũng được nghiên cứu và sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh Đông y. Theo nghiên cứu, nần nghệ có thành phần chính là genin là diosgenin và phần đường là glucose và rhamnose. Các nghiên Cứu khoa học trên thế giới đã chứng minh nần nghệ chứa tới 2% diosgenin, với tác dụng chính là giảm cholesterol trong máu và chống viêm hiệu quả.

Bệnh nhân nên có sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng thảo dược điều trị bệnh mỡ máu

Bệnh nhân nên có sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng thảo dược điều trị bệnh mỡ máu

Theo đó, các thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân cho thấy nần nghệ có tác dụng điều trị bệnh mỡ máu và điều hòa huyết áp ổn định. Các bệnh nhân có huyết áp cao đều hạ về ổn định, không còn xuất hiện các triệu chứng lâm sàng, và đặc biệt là không có tác dụng phụ và gây ảnh hưởng xấu sau khi điều trị.

Tuy rằng đều có tác dụng điều trị bệnh rất tốt nhưng các bệnh nhân không nên lạm dụng mà phải sử dụng một cách khoa học, tốt nhất nên đến các trung tâm Y tế để thăm khám và điều trị bệnh.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới