Các khuyến cáo mới trong điều trị bệnh xương khớp ở người cao tuổi

Người cao tuổi thường mắc các bệnh về xương khớp như loãng xương, thoái hóa khớp,…việc điều trị sớm những căn bệnh này giúp bệnh nhân hạn chế biến chứng.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Ở Việt Nam tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh loãng xương là rất lớn, việc điều trị loãng xương ở người cao tuổi cũng khác rất nhiều so với điều trị chứng loãng xương ở người trẻ, một số thuốc dùng để điều trị bệnh loãng xương ở người cao tuổi như Bisphosphonate hay vitamin D,…

Các khuyến cáo mới trong điều trị bệnh xương khớp ở người cao tuổi

Các khuyến cáo mới trong điều trị bệnh xương khớp ở người cao tuổi

Khuyến cáo mới trong điều trị loãng xương

Theo Dược sĩ Đại học Đặng Nam Anh hiện đang giảng dạy tại Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì Bisphosphonate được tìm ra từ thế kỷ 19 nhưng đến năm 1960 được sử dụng trong điều trị một số bệnh xương khớp và bệnh chuyển hóa, sau này thuốc còn được sử dụng trong điều trị tăng canxi máu và các bệnh xương ác tính. Ngoài điều trị loãng xương bằng Bisphosphonate, bệnh nhân còn được chỉ định sử dụng thêm Vitamin D dùng 800 – 1.000 IU/ngày với những người có độ tuổi từ 50 tuổi trở lên. Đối với việc điều trị chứng loãng xương ở bệnh nhân có độ tuổi từ 60-80 và ngoài 80 tuổi, nên chú trọng bổ sung Vitamin D cho người bệnh, vì người cao tuổi ít hoạt động ngoài trời nên tình trạng thiếu vitamin D rất dễ xảy ra.

Một chế độ vận động và luyện tập hợp lý cũng là điều mà các Bác sĩ chuyên khoa xương khớp khuyên bệnh nhân cao tuổi nên thực hiện, bệnh nhân có thể thực hiện các bài tập vận động nhẹ nhàng như dưỡng sinh,đi bộ,…ngoài ra việc thực hiện chế độ dinh dưỡng và tận hưởng ánh nắng mặt trời trước 9 giờ sáng và thường xuyên kiểm tra định lượng vitamin D của bản thân về hàng số sinh lý

Một chế độ luyện tập giúp bạn hạn chế những biến chứng của bệnh xương khớp

Một chế độ luyện tập giúp bạn hạn chế những biến chứng của bệnh xương khớp

Một khuyến cáo mới trong điều trị bệnh loãng xương cũng như điều trị bệnh cơ xương khớp là bệnh nhân không nên sử dụng raloxifen vì loại thuốc này không phòng được gãy cổ xương đùi cũng như hạn chế huyết khối. Điều trị loãng xương cho người cao tuổi ngoài 80 tuổi không những bệnh nhân cần sử dụng các thuốc làm giảm nguy cơ gãy xương cột sống, gãy cổ xương đùi, gãy cổ tay, mà cần chú ý dự phòng nguy cơ té ngã.

Khuyến cáo mới trong điều trị thoái hóa khớp

Một số thuốc thường dùng trong điều trị thoái hóa khớp hiện nay đang được áp dụng trên Lâm sàng là Thuốc giảm đau (paracetamol), thuốc chống viêm không steroid nhưng bệnh nhân chỉ sử dụng một số thuốc như: celecoxib, etoricoxib, meloxicam, diclofenac. Thuốc chống viêm giảm đau chỉ được sử dụng trong đợt tiến triển của bệnh và chú ý đến những tác dụng phụ xuất hiện ở dạ dày, ruột, thận, tim mạch…

Bệnh nhân mắc thoái hóa khớp còn được điều trị bằng các phương pháp không dùng thuốc

Bệnh nhân thoái hóa khớp còn được điều trị bằng các phương pháp không dùng thuốc

Ngoài ra, bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp cũng có thể sử dụng một số loại thuốc hạn chế hủy sụn khớp như glucosamin sulfat, piascledin, những loại thuốc này có tác dụng hạn chế hủy hoại sụn, ức chế các men phá hủy sụn, giảm dần quá trình viêm đau khớp, làm chậm quá trình tiến triển của thoái hóa khớp.

Hiện nay, bệnh nhân điều trị thoái hóa khớp còn được điều trị bằng các phương pháp không dùng thuốc như giảm cân, tắm bùn khoáng, hay các biện pháp Vật lý trị liệu để phục hồi khả năng vận động của khớp, để quá trình điều trị thoái hóa khớp có hiệu quả sẽ tùy thuộc vào thể trạng cũng như mức độ tổn thương của người bệnh.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu thêm thông tin về bệnh thoái hóa khớp cũng như loãng xương và những khuyến cáo được áp dụng để điều trị hai chứng bệnh trên.

Nguồn: Benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới