Ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh rối loạn mỡ máu đối với sức khỏe

Rối loạn mỡ máu tuy không phải là bệnh mãn tính nhưng hệ lụy mà bệnh gây ra đối với sức khỏe người bệnh vô cùng nặng nề nếu không được khám và điều trị kịp thời.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định, rối loạn mỡ máu là bệnh chuyển hóa tuy không phải bệnh cấp tính, nhưng hệ lụy từ mà bệnh gây ra đối với sức khỏe người bệnh vô cùng nặng nề nếu không được khám và điều trị kịp thời.

Ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh rối loạn mỡ máu đối với sức khỏe

Ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh rối loạn mỡ máu đối với sức khỏe

Do bệnh rối loạn mỡ máu diễn biến âm thầm, nhiều người chủ quan, trong khi đó rối loạn mỡ máu là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý tim mạch. Chính vì vậy hiểu được bệnh rối loạn mỡ máu và cách điều trị cũng như cách phòng tránh bệnh sẽ giúp người bệnh có cách phòng bệnh hiệu quả.

Đối tượng dễ bị rối loạn mỡ máu

Rối loạn mỡ máu đặc trưng bởi tình trạng tăng triglycerid, tăng triglycerid máu thường gặp ở người thừa cân (béo phì), uống nhiều rượu và ăn nhiều thức ăn có chứa chất béo đây chính là nguyên nhân khiến lượng triglycerid trong máu cao. Để làm giảm lượng triglycerid máu. Để hạn chế được biểu hiện tăng triglycerid, bạn cần hạn chế ăn các thức ăn có chứa chất béo, hạn chế uống rượu và giảm cân nếu thừa cân. Rối loạn lipid máu cũng rất thường gặp ở những bệnh nhân mắc bệnh: đái tháo đường, hội chứng thận hư, tăng urê máu, suy tuyến giáp, bệnh gan, nghiện rượu…

Một điểm đáng lưu ý đó là những bệnh nhân mắc bệnh rối loạn mỡ máu thường không có biểu hiện gì báo trước và cách duy nhất để có thể phát hiện ra bệnh là làm xét nghiệm máu. Mẫu máu xét nghiệm bệnh rối loạn mỡ máu thường được lấy từ máu tĩnh mạch ở cánh tay và người thực hiện Xét nghiệm cần nhịn đói ít nhất 8 giờ trước khi làm xét nghiệm máu (thường lấy mẫu máu vào buổi sáng sớm trước bữa ăn sáng). Một số trường hợp có thể phát hiện được bệnh nhờ dấu hiệu lắng đọng cholesterol ở dưới da hay ở vùng quanh mi mắt.

Khi nào bạn cần đi kiểm tra nồng độ cholesterol trong máu

Khi nào bạn cần đi kiểm tra nồng độ cholesterol trong máu

Khi nào bạn cần đi kiểm tra nồng độ cholesterol trong máu

Nồng độ cholesterol trong máu cao là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến khiến xơ vữa động mạch và dần dần làm hẹp các động mạch cung cấp máu cho tim và các cơ quan của cơ thể. Khi động mạch vành bị hẹp sẽ khiến dòng máu nuôi cơ tim gây ra cơn đau thắt ngực, thậm chí nhồi máu cơ tim. Hầu hết lượng cholesterol toàn phần trong máu tạo ra LDL-C là loại cholesterol không tốt cho sức khỏe. Chỉ có một lượng nhỏ cholesterol tạo ra HDL-C là loại cholesterol có ích, có tác dụng giúp các thành mạch chống lại bệnh vữa xơ động mạch.

Tăng cholesterol máu là một trong những nguy cơ khiến bạn bị vữa xơ động mạch và bệnh động mạch vành. Nguy cơ bị bệnh động mạch vành và các bệnh lý tim mạch khác càng tăng cao hơn nếu như bạn có các yếu tố nguy cơ khác bao gồm: hút thuốc lá, tăng huyết áp, đái tháo đường, thói quen ít vận động và thừa cân (béo phì). Do vậy, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là hết sức cần thiết.

Theo thống kê, những người trên 45 tuổi nên kiểm tra lipid máu định kỳ 6 tháng 1 lần. Kiểm tra lipid máu cũng nên được áp dụng cho những người có nhiều các yếu tố nguy cơ khác như bị tăng huyết áp hay hút thuốc lá, tiền sử gia đình bị bệnh động mạch vành. Những người đang điều trị rối loạn lipid có thể kiểm tra thường xuyên hơn, khi đã kiểm soát được thì nên kiểm tra 6 tháng/lần.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn đã có thêm thông tin và cách phòng chống rối loạn mỡ máu.

Nguồn: Benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới