Cách ứng phó với chứng sẩn ngứa mề đay

Thời tiết mùa đông là lúc bệnh mề đay phát triển và gây khó chịu cho người bệnh, vậy làm thế nào để thoát khỏi căn bệnh này khi mùa đông tới?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Mề đay tuy không quá nghiêm trọng như những bệnh lý nội khoa khác nhưng lại gây cản trở trong cuộc sống, khiến người bệnh mất tự tin vào vẻ bề ngoài. Vậy làm thế nào để hạn chế sự phát triển của bệnh cũng như chữa khỏi bệnh hoàn toàn.

Tìm hiểu về bệnh mề đayTìm hiểu về bệnh mề đay

Tìm hiểu về bệnh mề đay

Làm sao phát hiện bệnh mề đay?

Trong tất cả các bệnh ngoài da thì mề đay là một trong những bệnh phổ biến nhất. Đây là một phản ứng cấp hoặc mạn tính của mao mạch do dị ứng gây phù ở da hoặc niêm mạc. Khi mắc bệnh, biểu hiện đầu tiên của bệnh là nổi các dát đỏ, sẩn phù xuất hiện nhanh và cũng mất đi nhanh, thường không để lại dấu vết gì trên da.Khi bị mề đay người bệnh thường ngứa dữ dội, càng gãi, càng ngứa, càng nổi thêm sẩn mới. Vì thế nhiều người thường nhầm lẫn mề đay với bệnh sẩn ngứa da. Trong một vài trường hợp khi bị mề đay cấp, người bệnh có thể nổi phỏng nước giống như trong ban đỏ đa dạng, bắt đầu rầm rộ nhưng chỉ thoáng qua vài giờ, vài ngày thì lặn không để lại dấu vết song bệnh rất hay tái phát. Cơn mề đay cấp có thể kèm theo triệu chứng sốt cao, nôn mửa, đau quặn bụng… Ngoài ra người bệnh cũng có thể gặp mề đay mạn kéo dài trên 6 tuần, cũng bắt đầu bằng biểu hiện ngứa và để lại nhiều tổn thương trên da cho người bệnh. Một vài bệnh nhân bị mày đay có thể bị sưng lưỡi, phù nề thanh quản gây khó thở khi gặp thời tiết lạnh, thậm chí chỉ sử dụng nước đá lạnh, một số trường hợp nguy hiểm khác có thể gây khó thở, suy hô hấp, sốc phản vệ và tử vong.

Khi mắc mề đay nên kết hợp thuốc uống và bôi ngoài da

Khi mắc mề đay nên kết hợp thuốc uống và bôi ngoài da

Điều trị mề đay có khó không?

Phần lớn những người khi mắc mề đay thường sử dụng thuốc chống bệnh dị ứng để hạn chế sự ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc chỉ mang đến hiệu quả tạm thời muốn điều trị hiệu quả thì phải tìm được nguyên nhân gây bệnh và loại bỏ các nguyên nhân đó. Không tự động dùng thuốc ngoài hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa. Nên tránh các chất kích thích như gia vị, rượu, trà, cà phê, thuốc lá…

Có thể sử dụng thuốc kháng histamine với tác dụng chống ngứa, chống dị ứng (loratadine, cetirizine, levocetirizine, fexofenadine…). Với thuốc corticoid (dạng uống hoặc tiêm), chỉ nên dùng trong điều trị mày đay cấp, nặng kèm theo các triệu chứng toàn thân như phù thanh quản, viêm mạch, mày đay do chèn ép không đáp ứng với các thuốc kháng histamin thông thường. Với tổn thương da, có thể bôi bột talc. Tránh dùng thuốc mỡ kháng histamin thoa vì dễ gây viêm da dị ứng. Mỡ corticoid ít hiệu quả, ngược lại còn gây tác dụng phụ như teo da, tăng giảm sắc tố da. Để phòng tránh bệnh, cần lưu ý tránh tiếp xúc với yếu tố lạnh trực tiếp, giữ ấm cơ thể. Không ăn thức ăn lạnh hay đồ ăn không tốt cho phế quả. Quan trọng nhất vẫn là khi xuất hiện triệu chứng, bệnh nhân nên đến khám bác sĩ để được tư vấn phòng tránh, xử lý kịp thời.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới