Lý giải nguyên nhân vì sao phụ nữ sau sinh thường mắc bệnh loãng xương?

Bệnh loãng xương không chỉ gặp ở người cao tuổi mà các chị em phụ nữ sau sinh cung chiếm một tỷ lệ khá lớn. Vậy tại sao đối tượng này lại dễ bị mắc bệnh loãng xương?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Theo ý kiến của của giới chuyên môn, phụ nữ khi mang thai và sau khi sinh bị bệnh là điều dễ hiểu và đó chỉ là tình trạng thiếu canxi sinh lý.

Lý giải nguyên nhân vì sao phụ nữ sau sinh thường mắc bệnh loãng xương?

Lý giải nguyên nhân vì sao phụ nữ sau sinh thường mắc bệnh loãng xương?

Lý giải nguyên nhân vì sao phụ nữ sau sinh thường mắc bệnh loãng xương?

Theo thống kê, cứ 3 phụ nữ thì có 1 người bị loãng xương, tỷ lệ này là 1/5 đối với nam giới. Ở nước ta, theo khảo sát của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, loãng xương ảnh hưởng tới 1/3 phụ nữ và 1/8 đàn ông trên 50 tuổi. Đặc biệt, sau khi sinh con, phụ nữ rất dễ bị loãng xương và mắc nhiều các căn bệnh về cơ xương khớp khác. Theo các bác sĩ tư vấn, ở giai đoạn sau khi sinh con, người phụ nữ đã phải trải qua quá trình mang thai và cho con bú. Điều này khiến mật độ xương trong cơ thể bị thay đổi khá nhiều. Đặc biệt, quá trình nuôi dưỡng thai nhi và cho con bú đã lấy đi một lượng lớn vitamin D từ cơ thể người mẹ, điều này đã làm giảm quá trình tạo xương dẫn tới loãng xương, xương dễ gãy.

Mặt khác, sau mỗi lần sinh con, hoạt động của buồng trứng suy giảm, tiết ít estrogen và gây thiếu nội tiết tố. Trong khi đó, estrogen lại giúp gắn kết canxi vào khung xương và lưu giữ canxi trong xương. Bởi vậy, tình trạng thiếu nội tiết tố ở phụ nữ sau sinh có thể dẫn tới giảm đưa canxi vào xương và gây ra bệnh loãng xương. Vì thế nếu không có biện pháp bổ sung canxi kịp thời thì tình trạng loãng xương sẽ tiến triển nặng hơn, có thể dẫn tới gãy xương và nhiều bệnh lý xương khớp khác.

Phòng ngừa bệnh loãng xương sau sinh như thế nào?

Bệnh loãng xương là căn bệnh thường gặp ở chị em phụ nữ sau khi sinh, vì thế để cải thiện căn bệnh này thì các chị em có thể nghe tư vấn từ các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyến cáo sau đây:

Phòng ngừa bệnh loãng xương sau sinh như thế nào?

Phòng ngừa bệnh loãng xương sau sinh như thế nào?

Xây dựng thực đơn khoa học

Hầu hết khẩu phần ăn của người Việt hiện nay không đáp ứng đủ 100% nhu cầu về các vitamin và chất khoáng. Trong đó, trung bình lượng canxi đưa vào cơ thể là 524mg/ngày, thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu trung bình 800 – 1000mg/ngày đối với người trưởng thành. Do đó để phòng ngừa bệnh loãng xương thì mọi người nên sử dụng các thực phẩm giàu canxi tốt cho hệ cơ xương khớp của con người. Người bệnh có thể sử dụng các thực phẩm như ngũ cốc (đậu nành, mè, bột yến mạch…), sữa và chế phẩm từ sữa, hải sản (tôm, cua, cá…), rau củ có màu xanh thẫm (cải ngọt, súp lơ…). Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần tránh xa các thực phẩm hút cạn canxi trong cơ thể như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có gas…Ngoài ra người mẹ khi mang thai và sau khi sinh nên dùng thêm thuốc bổ sung vitamin D theo khuyến cáo của WHO và tốt nhất hãy tới gặp bác sĩ để được uống thuốc và thực hiện theo đúng chỉ định.

Vận động hợp lý

Để đảm bảo sức khỏe cũng như phòng ngừa các bệnh xương khớp như bệnh thoát vị đĩa đệm, viêm khớp thì bệnh nhân nên thường xuyên vận động, thực hiện các bài tập thể dục phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân như đi bộ, bơi lội, đạp xe, yoga… Cố gắng tập, rèn luyện từ 15-30 phút mỗi ngày. Đặc biệt, mỗi người cần thăm khám sức khỏe và đo mật độ xương định kỳ để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời, tránh để bệnh đến giai đoạn nguy hiểm có thể để lại biến chứng.

Đặc biệt, với phụ nữ sau sinh bị loãng xương, bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn uống, vận động hợp lý thì chị em có thể sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu, xoa bóp bấm huyệt theo sự chỉ dẫn để tăng cường độ dẻo dai cho hệ cơ xương khớp.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới