Điều dưỡng viên hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Đái tháo đường

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường cần đáp ứng được ba nguyên tắc cơ bản: đủ năng lượng; cân bằng chất dinh dưỡng và cân bằng phân bố thức ăn.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Điều dưỡng viên Ngô Phương Lâm hiện đang giảng dạy Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì vấn đề trọng tâm khi sử dụng ẩm thực để điều trị bệnh đái tháo đường là cân bằng năng lượng, tức tiến hành điều tiết và khống chế chất cung cấp năng lượng cho cơ thể người bệnh.

Điều dưỡng hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường

Điều dưỡng hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường

Do vậy chế độ ăn cho bệnh nhân Đái tháo đường cần đáp ứng được ba nguyên tắc cơ bản: đó là cân bằng tổng năng lượng; cân bằng chất dinh dưỡng và cân bằng phân bố thức ăn trong khẩu phần ăn. Bệnh nhân Đái tháo đường cần tuân thủ đúng và đủ ba nguyên tắc này.

Đảm bảo cân bằng 3 chất dinh dưỡng căn bản

Bệnh nhân mắc bệnh Đái tháo đường cần ăn kiêng, tuy nhiên cho dù bạn ăn kiêng thế nào đi nữa thì trong khẩu phần ăn cũng vẫn phải đảm bảo được ba thành phần chính bao gồm protid; lipid; glucid để tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động, nhưng khẩu phần ăn này sẽ có sự thay đổi so với những người không mắc bệnh.

Glucid: Bệnh nhân Đái tháo đường không nên kiêng hoàn toàn Glucid trong khẩu phần ăn, một lượng glucid nhất định là cần thiết đối với việc cân bằng cũng như điều tiết mức đường huyết trong cơ thể bạn một cách hài hòa. Chất bột đường cung cấp đến 40% năng lượng cho cơ thể chình vì vậy bạn không được loại bỏ hoàn toàn cơm, hay bánh mì khỏi khẩu phần ăn của mình.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp bạn kiểm soát hiệu quả căn bệnh của mình

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp bạn kiểm soát hiệu quả căn bệnh của mình

Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra việc ăn tăng cường chất xơ chính là một trong những biện pháp giúp bạn hạn chế và điều tiết sự hấp thu Glucid trong cơ thể chúng sẽ khiến bạn không rơi vào tình trạng tăng đường huyết quá mức, đây cũng chính là thành phần vô cùng quan trọng trong bữa ăn của bệnh nhân mắc căn bệnh chuyển hóa nguy hiểm này.

Protid: Protid cung ứng đến 15 – 20% tổng năng lượng cho cơ thể, vì vậy bệnh nhân Đái tháo đường vẫn cần cung ứng đủ lượng Protid mới đảm bảo nhu cầu phát triển cũng như duy trì các hoạt động của cơ thể cho trẻ em mắc bệnh cũng như nhu cầu của người trưởng thành mắc bệnh. Bệnh nhân Đái tháo đường có nên bổ sung lượng protein chứa nhiều acid amin cần thiết, chẳng hạn như: trứng, thịt nạc…

Lipid: lượng Lipid bạn cung ứng cho cơ thể không quá 25 – 30% so với tổng năng lượng, trong đó chất béo bão hòa cần giảm đi một nửa. Ăn uống giàu chất béo làm cho người bệnh đái tháo đường gia tăng nguy cơ biến chứng bệnh mạch vành và các bệnh mạch máu khác.

Đảm bảo cân bằng 3 chất dinh dưỡng căn bản

Đảm bảo cân bằng 3 chất dinh dưỡng căn bản

Đảm bảo cân bằng phân bố thức ăn một cách hợp lý

Phân bố bữa ăn hợp lý cũng là điều vô cùng cần thiết giúp bệnh nhân Đái tháo đường không rơi vào tình trạng tăng đường huyết đột ngột hoặc hạ đường huyết quá mức, bệnh nhân nên chia nhỏ khẩu phần ăn, nên ăn từ 5-6 bữa trong ngày, Điều này cũng giúp bạn phân bố năng lượng đều hơn khiến bạn không quá no hay cũng không quá đói. Bệnh nhân Đái tháo đường cũng nên cân nhắc sử dụng những thức ăn vặt, lựa chọn hoa quả ít ngọt thay thế cho việc ăn kẹo hay bánh ngọt là sự lựa chọn hợp lý.

Trong khẩu phần ăn của bệnh nhân Đái tháo đường nên tăng cường rau xanh và hạn chế những thực phẩm khiến đường huyết của bạn tăng cao đột ngột như Kẹo ngọt, bánh ngọt, bánh mì,…bệnh nhân cũng không nên sử dụng đồ uống có cồn, Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, đồ uống có cồn khiến tốc độ hấp thu chất bột đường tăng lên khiến đường huyết của bạn tăng lên nhanh chóng.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bệnh nhân mắc bệnh Đái tháo đường đã biết cách thực hiện chế độ ăn uống khoa học.

Nguồn: Benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới