Những biểu hiện của hạ đường huyết mà bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý

Bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định, đối với bệnh nhân tiểu đường thường có hai dạng một là tăng đường huyết quá mức.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định, đối với bệnh nhân tiểu đường thường có hai dạng một là tăng đường huyết quá mức hai là hạ đường huyết quá mức. Việc hạ đường huyết quá mức có thể khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê không hồi phục nguy hiểm đến tính mạng.

Những biểu hiện của hạ đường huyết mà bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý

Những biểu hiện của hạ đường huyết mà bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý

Việc điều trị hạ đường huyết quá mức ở bệnh nhân tiểu đường không khó nếu được phát hiện sớm. Dưới đây, Bác sĩ Chu Hòa Sơn đưa ra một số biểu hiện của hạ đường huyết mà bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường cần hết sức lưu ý:

Những biểu hiện của hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường

Hạ đường huyết hay còn gọi là đường huyết thấp đặc trưng bởi tình trạng lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức bình thường. Khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức bình thường có thể dẫn đến nhiều biểu hiện như tình trạng lóng ngóng run chân tay, khó nói, rối loạn, mất ý thức, động kinh, thậm chí tử vong..Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể xuất hiện cảm giác đói, đổ mồ hôi, run rẩy và yếu ớt chân tay cũng có thể biểu hiện ra bên ngoài. Các biểu hiện thường xuất hiện nhanh.

Đối với người bình thường, việc hạ đường huyết không quá nguy hiểm do trong gan có nhiều glycogen dự trữ có thể tái tạo thành đường để cơ thể sử dụng, nhưng đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thì điều này vô cùng nguy hiểm, bệnh nhân có thể rơi vào trạng thái hôn mê không hồi phục nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh nhân có thể hôn mê do hạ đường huyết quá mức

Bệnh nhân có thể hôn mê do hạ đường huyết quá mức

Xử trí như thế nào khi hạ đường huyết?

Đối với những bệnh nhân mắc căn bệnh chuyển hóa Đái tháo đường khi thấy cơ thể có những biểu hiện của hạ đường huyết trên cần nhanh chóng bổ sung lượng đường cho cơ thể bằng cách ăn nhẹ như cháo loãng, súp hoặc uống một cốc nước đường (200ml). Nếu bệnh nhân có biểu hiện đờ đẵn, mệt mỏi thì cho bệnh nhân ăn nhẹ và để người bệnh nằm nghỉ ngơi yên tĩnh, khi người bệnh tỉnh táo trở lại nên được ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.

Một khuyến cáo được đưa ra đó là đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường bị hạ đường huyết cần được sử dụng dung dịch ngọt ưu trương 30% ngay từ khi có nghi ngờ hạ đường huyết, đặc biệt trước một rối loạn thần kinh cấp xảy ra trên bệnh nhân đang được điều trị bằng insulin hoặc sulfamid. Khi cho bệnh nhân sử dụng dung dịch này cần cho bệnh nhân sử dụng với nhiều nhỏ và tiến hành truyền rất chậm, liều sử dụng không quá 60ml, sau đó thay bằng truyền nhỏ giọt dung dịch ngọt 10-15%.

Bệnh nhân có thể sử dụng đường để làm tăng đường huyết

Bệnh nhân có thể sử dụng đường để làm tăng đường huyết

Tiêm glucose tĩnh mạch đồng thời cũng là test chẩn đoán có giá trị lớn trong việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời chứng bệnh hạ đường huyết, nếu điều trị đúng bệnh nhân bị tiểu đường mà bị hạ đường huyết sẽ tỉnh rất nhanh. Cũng có thể tiêm glucagon (tiêm bắp hay tĩnh mạch cũng có tác dụng tương tự). Nếu được điều trị sớm, bệnh nhân có thể tự khỏi không để lại di chứng gì, tuy nhiên sau cơn hạ đường huyết có giảm đi một phần. Tiến triển của bệnh phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh nhân có được điều trị kịp thời hay không.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp bạn đã có thêm thông tin cũng như biết cách xử trí khi bị hạ đường huyết.

Nguồn: Benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới