Tìm hiểu về bệnh bàng quang tăng hoạt

Tìm hiểu về bàng quang tăng hoạt Bàng quang tăng hoạt làm bệnh nhân có triệu chứng tiểu gấp kèm theo ít nhất một trong các triệu chứng tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu không.

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Tìm hiểu về bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt làm bệnh nhân có triệu chứng tiểu gấp kèm theo ít nhất một trong các triệu chứng tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu không tự chủ làm ảnh hưởng đến đời sống của bệnh nhân.

Tìm hiểu về bàng quang tăng hoạt

Tìm hiểu về bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là gì?

Theo tin tổng hợp tại mục bệnh lý nội khoa thì, bàng quang tăng hoạt là tình trạng bàng quang co bóp không đúng thời điểm gây ra cảm giác buồn tiểu đột ngột khiến người bệnh phải đi tiểu ngay nếu không sẽ không cầm được và bị són tiểu thường kèm theo triệu chứng khác như tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu đêm trong khi không mắc bệnh lý nhiễm khuẩn tiết niệu cũng như không mắc bệnh lý rõ ràng khác. Có nhiều nguyên nhân gây ra bàng quang tăng hoạt như rối loạn thần kinh ở bệnh nhân Parkinson, bệnh nhân sau đột quỵ, bệnh nhân sau chấn thương tuỷ sống hoặc những trường hợp có bất thường ở bàng quang như có u, sỏi bàng quang, đôi khi bàng quang tăng hoạt do sử dụng rượu hoặc caffe quá mức, người mang thai nhiều lần nhưng cũng có những trường hợp bàng quang tăng hoạt nhưng không tìm được nguyên nhân. Ở những người bị tiểu không kiểm soát cần phân biệt tiểu không kiểm soát gấp, tiểu không kiểm soát khi gắng sức hay tiểu không kiểm soát hỗn hợp. Việc phân biệt tiểu không kiểm soát thuộc dạng nào rất quan trọng vì có ảnh hưởng đến cách điều trị. Với tiểu không kiểm soát khi gắng sức người bệnh sẽ được điều trị bằng can thiệp ngoại khoa, trong khi những người tiểu không kiểm soát gấp sẽ được điều trị bằng phương pháp nội khoa.

Bàng quang tăng hoạt là gì?

Bàng quang tăng hoạt là gì?

Các phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt

  • Thay đổi hành vi: đây là một trong những biện pháp đầu tiên để điều trị bàng quang tăng hoạt. Để thay đổi hành vi, người bệnh cần sử dụng “nhật ký nước tiểu” để theo dõi. Người bệnh cần tập đi tiểu đúng giờ, thường 3-4 giờ đi tiểu một lần, không nhất thiết phải đi tiểu khi có cảm giác khác lạ trong người. Để làm được điều đó, người bệnh cần tập các bài tập kìm nén và kiểm soát tiểu gấp, tập làm mạnh có thắt sàn chậu và tập luyện bàng quang. Sau mỗi lần đi tiểu, bệnh nhân cần ghi rõ vào nhật ký nước tiểu giờ đi, số lượng nước tiểu đi được trong mỗi lần và cảm giác trước và sau khi đi tiểu. Bên cạnh đó, người bệnh cần điều chỉnh lượng nước vào cơ thể. Người bệnh không nên uống nhiều nước trong một lần, thay vào đó nên uống nước nhiều lần trong ngày, uống ít một vào giữa các bữa ăn và không cần uống quá nhiều nước, chỉ trừ khi tập thể dục hoặc khi mất nhiều nước qua đường mồ hôi. Nên uống trung bình 1.5 lít nước mỗi ngày, hạn chế uống nước sau 18 giờ hoặc trước khi đi ngủ 3-4 giờ để hạn chế tình trạng tiểu đêm Không sử dụng các thuốc có tác dụng lợi tiểu cũng như không sử dụng các chất kích thích như caffein, bia, rượu, chè, nước tăng lực. Bệnh nhân cũng cần tránh các loại thực phẩm làm năng hơn tình trạng bàng quang tăng hoạt như thực phẩm chứa nhiều acid ( cam, chanh, nho, bưởi..), các chất ngọt nhân tạo ( bánh kẹo ngọt, nước ngọt…), các loại thức ăn mặn.

Bàng quang tăng hoạt là gì?

  • Sử dụng thuốc: việc sử dụng thuốc để điều trị bàng quang tăng hoạt cần theo chỉ định của bác sĩ. Các thuốc dùng để điều trị gồm nhóm thuốc kháng muscarin với tác dụng làm giảm sự co bóp của cơ chóp bàng quang. Tuy nhiên những thuốc thuộc nhóm nay lại gây ra các tác dụng phụ như khô miệng, mờ mắt, táo bón, đau đầu, gây hồi hộp trống ngực…

Khi sử dụng thuốc không có kết quả sẽ sử dụng các biện pháp như tiêm onabotulinumtoxin A vào bàng quang hoặc tiêm kích thích vào thần kinh cùng, thần kinh chày hoặc mở rộng bàng quang bằng ruột.

Theo Lê Ngoan – Trường CĐ Y Dược Pasteur chia sẻ tại benhlyxuongkhop

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới