Theo đó, chỉ cần bạn không biết mà uống thuốc không theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn thì bạn có thể đối mặt với những nguy hiểm đến tính mạng, nhất là bệnh nhân bị huyết áp cao. Cụ thể là những loại thuốc dưới đây:
- Phòng ngừa bệnh đau dạ dày đúng cách
- Chữa bệnh đau dạ dày bằng gừng bạn đã thử?
- Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?
Cảnh báo: Bị bệnh huyết áp cao nên kiêng những loại thuốc nào?
Thuốc chống trầm cảm IMAO có thể gây tăng huyết áp
Có thể bạn chưa biết các bác sĩ chuyên về bệnh tim mạch cũng đã khuyên các bệnh nhân bị bệnh huyết áp cao không nên sử dụng thuốc chống trầm cảm này. Nguyên nhân vì ức chế enzyme monoaminooxydase (MAO) được xem là enzyme có khả năng hủy các chất dẫn truyền thần kinh làm cho các chất này trong synap phục hồi lại ngưỡng bình thường như trước. Thuốc thường được sử dụng để chống trầm cảm. Tuy nhiên, tác dụng phụ của enzyme MAO có ở nơi khác là ức chế việc sản xuất tyramin. IMAO ức chế MAO ở các bộ phận khác làm tăng tyramin một chất làm tăng HA, gây cơn đau đầu dữ dội nên có thể khiến cho bệnh nhân bị bệnh huyết áp cao có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng. Như vậy, bản thân IMAO vốn có tiềm năng làm tăng huyết áp nên bạn cần cẩn thận khi sử dụng thuốc chống trầm cảm này.
Thuốc an thần có thể ảnh hưởng đến chức năng điều hòa huyết áp
Thêm một bí mật nữa mà bạn cần biết khi sử dụng thuốc chính là thuốc an thần. Có thể khẳng định nếu bị bệnh huyết áp cao thì nên tránh thuốc này càng xa càng tốt bởi vì đây sẽ là nguyên nhân khiến cho chức năng điều hòa huyết áp bị ảnh hưởng. Hội chứng có các biểu hiện cơ bản bao gồm: trạng thái tâm thần không ổn định, cứng cơ, nhịp tim nhanh, mất ổn định trong các hệ tự động khiến cho bệnh nhân bị bệnh huyết áp cao dễ bị tăng huyết áp.
Thuốc an thần có thể ảnh hưởng đến chức năng điều hòa huyết áp
Thuốc trị đau đầu thắt chặt mạch máu, gây nguy hiểm cho người dùng
Thêm một loại thuốc mà bệnh nhân bị bệnh huyết áp cao cần đặc biệt chú ý là thuốc có tác dụng trị đau đầu. Bởi vì khi dùng thuốc tức là bạn đang thắt chặt nên có thể giảm cơn đau đầu rất nhanh nhưng lại có thể khiến chỉ số huyết áp tăng cao, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Thuốc ăn kiêng làm tăng nhịp tim và huyết áp
Nếu bạn đang thừa cân và sử dụng thuốc ức chế sự thèm ăn thì bạn nên cân nhắc khi dùng thuốc ức chế cơn thèm ăn. Theo các giảng viên từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng đã khẳng định sự ức chế cơn thèm ăn bình thường sẽ có ảnh hưởng lớn khiến nhịp tim tăng nhanh và thậm chí có thể khiến bệnh nhân bị bệnh cao huyết áp găp nguy hiểm vì nhịp tim và huyết áp mất kiểm soát.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)
Thực tế cho thấy bệnh nhân huyết áp cao có thể uống thuốc chống viêm không steroid bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không cần kê toa nhằm giảm đau hoặc giảm viêm do các bệnh lý xương khớp phổ biến như: viêm khớp, thoái hóa khớp. Thuốc này có thể làm cho huyết áp tăng cao hơn vì sẽ tích tụ lại các chất lỏng và giảm chức năng thận gây ra bệnh suy thận, sỏi thận về lâu dài. Bạn cũng nên cân nhắc khi dùng thuốc chống viêm không steroid có thể kể đến là aspirin, ibuprofen và naproxen….trong cuộc sống hằng ngày.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)
Thận trọng với loại thuốc cảm cúm và thuốc tránh thai
Thuốc trị cảm cúm và thuốc tránh thai rất phổ biến trong tủ thuốc của nhiều gia đình. Nhưng nếu bạn là bệnh nhân bị bệnh huyết áp cao thì bạn nên cân nhắc để dùng chúng. Bởi vì chúng sẽ gây ra các hiện tượng nguy hiểm: Chứng hoa mắt, chóng mặt,..huyết áp tăng cao dù bạn vẫn uống thuốc huyết áp đều đặn mỗi ngày để kiểm soát chỉ số. Một trong những lời khuyên dành cho người bị bệnh huyết áp cao nên kiêng chính là thuốc tránh thai. Những viên thuốc tránh thai hỗn hợp estrogen và progesteron làm tăng huyết áp nhanh hơn, trung bình với mức độ tăng là 5/3 mmHg. Vì thế, để an toàn bạn không nên uống thuốc tránh thai hoặc nên uống loại có progesteron trên thị trường.
Trang Minh