Ung thư da và những điều cần biết

Ung thư da là bệnh lý thường gặp, bệnh dễ phát hiện và có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán sớm.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...
Ung thư da gây nguy hiểm cho người mắcUng thư da gây nguy hiểm cho người mắc
Ung thư da gây nguy hiểm cho người mắc

Ung thư da là gì?

Ung thư da là loại ung thư xuất phát từ biểu mô da – lớp che phủ mặt ngoài cơ thể gồm có 7 lớp tế bào. Nếu tổn thương xảy ra ở lớp tế bào đáy được gọi ung thư biểu mô tế bào đáy. Tương tự ở lớp tế bào vảy sinh ra ung thư biểu mô tế bào vảy. Các tuyến phụ thuộc da như tuyến mồ hôi, tuyến bã sinh ra ung thư tuyến mồ hôi, tuyến bã.

Ung thư da được chia thành:

  • Ung thư da Melanoma: Những bệnh ung thư phát triển từ melanocytes.
  • Ung thư da không hắc tố: Loại này chiếm khoảng 20% của khối u ác tính. Chúng được chia thành:
  • Ung thư biểu mô tế bào đáy (BCC) phát triển từ tế bào đáy.
  • Ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC) phát triển từ tế bào vảy.
  • Xét về vị trí ung thư da có thể xuất hiện ở nhiều vị trí như ung thư da đầu, ung thư da mặt, ung thư da tay…

Các nguyên nhân gây ung thư da

Nguyên nhân đầu tiên là ti UV trong ánh nắng mặt trời. Ánh nắng mặt trời chứa nhiều tia UVA và UVB. Chúng là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư da. Nhiều nghiên cứu cho thấy, phơi nắng tích lũy là nguyên nhân gây SCC. Ngược lại, phơi nắng gián đoạn dữ dội (ví dụ như cháy nắng, phơi nhiễm ở trẻ em) là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất gây BCC.

Các nguyên nhân gây ung thư da
Các nguyên nhân gây ung thư da

Nguyên nhân thứ 2 là bức xạ ion hóa như các tia gama, phơi nhiễm phóng xạ…

Các nguyên nhân khác như:

Dùng thuốc ức chế miễn dịch: Ung thư da có thể thứ phát sau khi bệnh nhân được ghép tạng, suy giảm miễn dịch, HIV, hoặc dùng corticoid kéo dài.

Các bệnh lý nội khoa khác như viêm da mãn tính: Các bệnh như viêm mạn tính do sẹo, bỏng, loét mãn tính, viêm da…

Phơi nhiễm asen (Thạch tín).

Yếu tố gia đình: Nghiên cứu cho thấy những đối tượng có anh, chị, em bị ung thư da thì tỷ lệ mắc cao gấp 2- 3 lần người bình thường

Hút thuốc: Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào vảy cao hơn 20% so với những người không hút thuốc.

Bệnh bạch tạng: Người bị bạch tạng có nguy cơ mắc ung thư da rất cao do không có khả năng chống nắng.

Nhiễm trùng HPV: Người nhiễm virus HPV có nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào vày cao hơn người bình thường.

Triệu chứng ung thư da

Ung thư da sẽ gây ra sự thay đổi bất thường trên da. Đặc biệt là sự xuất hiện một mụn mới hoặc một vết đau không khỏi. Và mỗi một loại ung thư da thì sẽ có những biểu hiện khác nhau.

Những thay đổi khác về da cũng có thể do tác hại của ánh nắng mặt trời. Một số người, đặc biệt là những người có làn da trắng, có thể có các đốm vảy, sần sùi hoặc mấp mô được gọi là “keratoses tím”. Keratoses tím thường được tìm thấy trên mặt, tai, cánh tay hoặc da đầu. Chúng đôi khi có thể biến thành ung thư da.

Thay đổi da cũng có thể được gây ra bởi các nguyên nhân không phải là ung thư. Tuy vậy bạn nên gặp bác sỹ nếu như có bất kỳ thay đổi nào về da mà bạn nghĩ là bất thường.

Điều trị ung thư da

Bệnh ung thư da có thể áp dụng một hoặc nhiều phương pháp điều trị sau:

Phẫu thuật: Ung thư da thường được điều trị bằng phẫu thuật để loại bỏ hoặc tiêu diệt ung thư. Các bác sĩ có thể làm các loại phẫu thuật khác nhau để điều trị ung thư da.

Xạ trị: Dùng phóng xạ tiêu diệt tế bào ung thư.

Hoá trị: Dùng hoá chất gây độc tế bào điều trị ung thư da trong các trường hợp khối u lan rộng, di căn xa.

Triệu chứng ung thư da
Hình ảnh ung thư da

Liệu pháp quang động: Liệu pháp quang động giết chết các tế bào ung thư. Đối với liệu pháp này, bác sĩ sử dụng một loại kem và ánh sáng đặc biệt để điều trị bệnh.

Phòng ung thư da như thế nào?

Câu hỏi ung thư da có thể ngăn ngừa được hay không là mối quan tâm của nhiều người, đặc biệt là với khí hậu như hiện nay ở Việt Nam, khiến tỷ lệ ung thư da càng tăng.

Bạn có thể giúp ngăn ngừa ung thư da bằng cách bảo vệ làn da của bạn khỏi tia nắng mặt trời. Để giảm nguy cơ bị ung thư da, bạn có thể:

  • Tránh ánh nắng mặt trời vào giữa ngày (từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều)
  • Dùng kem chống nắng và bôi lại thường xuyên
  • Đội mũ rộng vành, áo dài tay hoặc quần dài
  • Không sử dụng giường tắm nắng.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới