Có hiệu quả khi sử dụng thuốc Fosamax điều trị loãng xương?

Fosamax đang là cái tên được nhiều người mắc bệnh loãng xương tìm kiếm. Vậy sử dụng thuốc Fosamax điều trị loãng xương có thực sự hiệu quả?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Có hiệu quả khi sử dụng thuốc Fosamax điều trị loãng xương?

Có hiệu quả khi sử dụng thuốc Fosamax điều trị loãng xương?

Trước khí sử dụng bất kỳ loại thuốc nào kể cả Fosamax người bệnh cần tìm hiểu kỹ lưỡng về tác dụng thực sự của nó cũng như những nguy cơ tiềm ẩn mà thuốc có thể gây ra. Sau đây là những thông tin cần thiết về thuốc Fosamax để bạn đọc hiểu rõ hơn về loại thuốc này.

Thành phần thuốc Fosamax

Fosamax là thuốc được bào chế từ các thành phần có lợi cho quá trình chống lão hóa và tái tạo xương của cơ thể.

Thạnh phần cụ thể trong 1 viên Fosamax:

  • Colecalciferol: 70mg. Đây là một chất có tác dụng như vitamin D. 70mg thành phần này đã tương đương với khoảng 2800 đơn vị vitamin D. Nó giúp cho quá trình hấp thu canxi của cơ thể diễn ra tốt hơn, tạo điều kiện để tái tạo xương.
  • Alendronate Natri Trihydrate: 70mg. Thành phần này có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa xương, kích thích sự tái tạo xương mới và giúp làm giảm nguy cơ bị gãy xương do bệnh loãng xương.

Ngoài ra, Fosamax còn chứa một số thành phần tá dược khác như: Mycrocrystalline, Magnesium stearale, Croscarmellose,…

Chỉ định sử dụng thuốc Fosamax

Theo thông tin đăng tải trên trang bệnh cơ xương khớp được biết, thuốc Fosamax là thuốc hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương phù hợp với những người có dấu hiệu bệnh loãng xương, xương yếu do thiếu hụt canxi và vitamin D cần phục hồi chức năng xương.

Tuy nhiên, loại thuốc này phù hợp nhất với đối tượng người bệnh loãng xương là phụ nữ đang bước sang thời kỳ mãn kinh.

Chống chỉ định sử dụng thuốc Fosamax

Fosamax là thuốc điều trị loãng xương nhưng không nó dành cho tất cả mọi người. Những trường hợp sau đây không nên sử dụng Fosamax:

  • Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Người bệnh có dấu hiệu bị hạ canxi trong máu.
  • Trẻ em, phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hay cho bé bú thì không được dùng Fosamax.
  • Người bị suy gan, suy thận, có vấn đề tim mạch hay thực quản cũng không nên sử dụng.

Liều dùng thông thường và cách dùng thuốc Fosamax

Liều dùng thông thường và cách dùng thuốc Fosamax

Liều dùng thông thường và cách dùng thuốc Fosamax

Liều dùng thông thường cho người bệnh loãng xương: mỗi tuần uống 1 viên.

Ngoài ra, tùy vào tình trạng bệnh cũng như sức khỏe của bệnh nhân, Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho bạn để có kết quả điều trị tốt nhất.

Bạn có thể uống thuốc Fosamax vào buổi sáng thức dậy, uống trước khi ăn sáng tầm khoảng 30 phút là tốt nhất. Khi uống thuốc cần uống nhiều nước để phát huy tối đa tác dụng của thuốc và giảm bớt sự ảnh hưởng lên hệ thống tiêu hóa nhất là dạ dày. Tuyệt đối không được nhai hay ngậm thuốc Fosamax.

Sử dụng thuốc Fosamax có hiệu quả hay không?

Bên cạnh việc có tác dụng điều trị loãng xương thuốc Fosamax có thể gây ra một số tác dụng phụ người bệnh cần chú ý:

  • Người bệnh có thể gặp phải hiện tượng đầy bụng, ợ nóng, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy.
  • Đôi khi còn gặp triệu chứng đau tá tràng hoặc dạ dày, viêm loét thực quản.
  • Đau mắt, nhức đầu, đau nhức các khớp ở tay chân là một trong những tác dụng phụ cũng khá thường gặp ở thuốc Fosamax.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp phải các vấn đề về da như phát ban, nổi mề đay, da nhạy cảm hơn với ánh sáng.

Khi gặp phải bất cứ tác dụng phụ nào của thuốc Fosamax, người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời. Tránh việc để lâu mà vẫn tiếp tục sử dụng thuốc sẽ gây ra những hậu quả hết sức khó lường.

Qua đó cho thấy tùy vào cơ địa của mỗi người mà thuốc Fosamax có tác dụng cụ thể. Hãy tham khảo ý kiến của Bác sĩ để cân nhắc việc được và mất khi sử dụng thuốc Fosamax điều trị bệnh loãng xương.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới