Tổng quan về bệnh đường tiêu hóa

Bệnh tiêu hóa là gì?

Hệ tiêu hóa của con người là một cấu trúc bao gồm: ống tiêu hóa (miệng, thực quản, dạ dày, ruột, trực tràng và hậu môn) và các bộ phận phối hợp như miệng, lưỡi, răng, nước bọt, dịch tụy, dịch mật…Khi một trong số những bộ phận này có vấn đề tổn thương nào đó thì chính là lúc bệnh tiêu hóa xuất hiện. Tùy vào vị trí mắc bệnh mà người ta có những tên gọi bệnh cụ thể.

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh đường tiêu hóa, và gặp ở mọi lứa tuổi. Nếu như không sớm phát hiện và điều trị người bệnh rất dễ gặp những biến chứng nặng nề.

Nguyên nhân các bệnh lý về đường tiêu hóa

Bệnh tiêu hóa có nhiều nguyên nhân gây nên nhưng nguyên chính vấn là chế độ ăn uống của chúng ta.

Hệ tiêu hóa chúng ta rất nhạy cảm, khi bạn ăn uống thất thường, không khoa học, và nhất là ăn nhiều những đồ ăn có chứa lượng lớn đường sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu cho người bệnh hay ăn đồ quá sẽ dễ gây kích ứng dạ dày. Bên cạnh đó, khi ban thay đổi thực đơn ăn hàng ngày cũng có thể khiến hệ tiêu hóa không kịp thời thích ứng để làm quen, từ đó rất dễ dẫn đến triệu chứng bệnh.

Ngoài ra, việc bạn sử dụng các loại thuốc tây thường xuyên để điều trị bệnh cũng có thể sẽ gây nên những tác hại đến dạ dày, ruột, đại tràng… lâu dần khiến những bộ phận này tổn thương và phát bệnh.

Đồng thời khi cơ thể bạn căng thẳng, áp lực, stress kéo dài do công việc hay vấn đề gì đó cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Do đó, để việc tiêu hóa diễn ra thuận lợi các Bác sĩ khuyên mọi người hãy loại bỏ những suy nghĩ, mệt mỏi để các vấn đề về tiêu hóa không còn cơ hội xuất hiện.

Những dấu hiệu bệnh hệ tiêu hóa

Tùy vào mỗi bệnh, mức độ nghiêm trọng của bệnh tiêu hóa thì có những biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, đa phần người bệnh mắc các chứng bệnh về đường tiêu hóa đều có những biểu hiện chung cơ bản như:

  • Xuất hiện tình trạng đau bụng
  • Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu
  • Rối loạn đại tiện
  • Buồn nôn, ói mửa
  • Khó nuốt, người mệt mỏi, chán ăn

Các bệnh lý tiêu hóa thường gặp

Bệnh tiêu hóa được chia thành nhiều thể bệnh khác nhau và mỗi bệnh đều có đặc điểm riêng. Sau đây là một số bệnh hệ tiêu hóa thường gặp:

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là một hội chứng trong đó các loại thức ăn khi được đưa vào dạ dày nhưng trào ngược lên phần ống thực quản và gây viêm nhiễm, tổn thương thực quản, từ đó xuất hiện những triệu chứng khó chịu.

Bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày

Là tình trạng dạ dày bị tổn thương niêm mạc, khi bệnh kéo dài có thể gây ra viêm loét khiến người bệnh luôn cảm thấy đau đớn, khó chịu nhất là những thời điểm tiếp xúc với thức ăn được đưa vào.

Bệnh viêm đại tràng

Bệnh viêm đại tràng là tình trạng niêm mạc của đại tràng bị viêm nhiễm, tổn thương hoặc tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài. Khi mắc bệnh này, người bệnh thường có cảm giác ợ hơi, đầy bụng. Đặc trưng của bệnh viêm đại tràng rất dễ tái phát và trở nên mạn tính, vì thế việc điều trị dứt điểm là rất khó khăn.

Bệnh trĩ

Khi bạn viêm đại tràng mãn tính rất dễ mắc bệnh trĩ bởi tình trạng rối loạn đại tiện ở những đối tượng này sẽ có nguy cơ khiến cho trương lực cơ trơn đại tràng, cơ thắt hậu môn cũng như dây chằng tại đây bị suy giảm, đồng thời hệ thống tĩnh mạch hậu môn trực tràng bị suy yếu… và khiến cho những người bệnh rất dễ bị mắc bệnh trĩ.

Bệnh thường gặp ở dân văn phòng, bởi do tính chất công việc phải ngồi nhiều, cơ thể ít vận động.

Điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa

Với bệnh đường tiêu hóa bạn có thể lựa chọn phương pháp Đông Y hoặc Tây y. Với những bệnh lý khác nhau sẽ có cách điều trị phù hợp.

Hãy đi khám Bác sĩ khi bạn có những dấu hiệu bất thường về tiêu hóa để điều trị bệnh sớm nhất tránh để kéo dài gây ra biến chứng nguy hiểm.

Với phương pháp Tây y, mọi người có thể tùy theo tình trạng thể bệnh mà mình đang mang như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng… để có thể chọn lựa loại thuốc phù hợp. Một số loại thuốc được đông đảo người bệnh chọn lựa đó là: Diphenoxylate, hyoscyamin sulfat, dicyclomin HCL…

Với phương Đông y, bạn hãy tìm hiểu những bài thuốc được lưu truyền trong dân gian mà nhiều người vẫn hay áp dụng. Đó là những bài thuốc từ những thảo dược tự nhiên như búp lá ổi, lá mơ, rau diếp cá, cây tầm gửi…

Mỗi bài thuốc đều có những đặc điểm và ưu – nhược điểm riêng, vì vậy mọi người nên tìm hiểu kỹ càng trước khi áp dụng bất cứ hướng điuề trị nào để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Trong trường hợp bệnh nhân là trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ nên điều trị cho trẻ bằng các bài thuốc dân gian và kết hợp cùng với việc cho trẻ uống bù nước điện giải và sử dụng các loại men vi sinh để nhanh chóng cải thiện tình trạng tiêu hóa ở trẻ.

Phòng tránh bệnh đường tiêu hóa như thế nào?

Với mỗi bệnh đường tiêu hóa sẽ có chế độ ăn uống phù hợp để không làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như tình trạng bệnh. Vì thế bạn hãy tạo cho mình thói quen tốt trong ăn uống một cách khoa học. Cụ thể là:

Việc ăn uống, chế biến đồ ăn cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không sử dụng những loại thực phẩm để lâu, có chứa chất bảo quản, những thực phẩm có chứa chất kích thích, bia rượu…

Tạo thói quen ăn uống có giờ giấc và đi ngủ đúng giờ cũng như đủ giấc.

Xây dựng một lối sống lành mạnh, tránh những căng thẳng không cần thiết, có chế độ vui chơi, giải trí để giữ cho mình một tinh thần thoải mái nhất.

Nên tránh ăn những thực phẩm gây hiện tượng đầy hơi, chướng bụng. Hãy tích cực uống nước và sử dụng các loại rau xanh trong thực đơn hàng ngày của mình. Hạn chế sử dụng các loại mỡ động vật mà hãy thay thế bằng dầu thực vật để quá trình tiêu hóa được diễn ra thuận lợi.

Khi có những bệnh lý về đường hô hấp như viêm họng hạt, viêm mũi dị ứng, viêm xoang…. cần được khám và điều trị kịp thời, hiệu quả không để bệnh tiến triển và tác động gây biến chứng sang các bệnh lý về tiêu hóa.

Duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày với những bài tập, vận động nhẹ nhàng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời cũng là biện pháp giúp quá trình chuyển hóa các loại thức ăn được thực hiện hiệu quả.