Cần lưu ý những gì về bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là một căn bệnh xương khớp hay gặp, chúng chiếm 20% trong tổng số các bệnh lý về khớp. Vậy bệnh thoái hóa khớp là gì và nguyên nhân cũng như cách.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Thoái hóa khớp là một căn bệnh xương khớp hay gặp, chúng chiếm 20% trong tổng số các bệnh lý về khớp. Vậy bệnh thoái hóa khớp là gì và nguyên nhân cũng như cách điều trị chứng bệnh này như thế nào?

Bệnh thoái hóa khớp là cách gọi tổng quát về các bệnh lý xương khớp do tình trạng tổn thương sụn khớp, kèm theo đó các khớp sẽ xuất hiện các phản ứng viêm cũng như giảm số lượng dịch khớp, khiến các khớp trở nên khô và bệnh nhân vận động khó khăn hơn nhất là vào buổi sáng. Bệnh thoái hóa khớp tiến triển nhiều năm nguyên nhân được lý giải là theo thời gian cơ thể con người dần già đi và lão hóa lượng sụn khớp theo đó cũng bị mất dần đi, lớp sụn bị mỏng đi khiến các đầu xương cọ xát vào nhau mạnh hơn khiến bệnh nhân đau đớn và khó khăn trong vận động.

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp

Hiện nay các nhà khoa học chưa tìm ra một nguyên nhân cụ thể nào khiến bệnh nhân mắc Thoái hóa khớp, người ta mới chỉ tìm ra những yếu tố nguy cơ gây bệnh, những yếu tố này cụ thể như sau:

Theo bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y dược Sài Gòn yếu tố nguy cơ không thể can thiệp được: 

  • Tuổi và giới tính: tuổi càng cao thì nguy cơ mắc thoái hóa khớp càng lớn, đặc biệt ở những người có độ tuổi ngoài 50 tuổi trở đi. Giai đoạn từ 40 đến 50 tuổi nam giới sẽ bị thoái hóa khớp nhiều hơn nữ, nhưng sau 50 tuổi thì tỷ lệ này sẽ ngược lại, nữ giới sẽ mắc bệnh thoái hóa khớp nhiều hơn và chủ yếu tập trung ở khớp gối và khớp bàn tay.
  • Do yếu tố di truyền: Các nhà khoa học cũng đã chứng minh được mối tương quan giữa yếu tố di truyền và bệnh thoái hóa khớp, theo đó trong gia đình nếu ông bà hoặc bố mẹ có người bị mắc thoái hóa khớp thì khả năng bạn mắc thoái hóa khớp là rất cao.

Yếu tố nguy cơ có thể can thiệp được: 

  • Béo phì: Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc Thoái hóa khớp cao hơn những người có trọng lượng cân nặng vừa phải. Đối với những người béo phì thì thoái hóa khớp có thể xảy ra ở tất cả các khớp trên cơ thể, thậm chí là khớp nhỏ nhất ở bàn tay.
  • Hormone: Phụ nữ sau tuổi mãn kinh, hormone thay đổi khiến thiếu estrogen trong có thể có nguy cơ mắc thoái hóa khớp cao hơn hẳn những độ tuổi khác.
  • Nghề nghiệp: Những người thường xuyên làm việc cố định, ít thay đổi tư thế có nguy cơ dễ bị mắc bệnh thoái hóa khớp cao hơn nhiều những đối tượng khác.

Các dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp

Các khớp thường xuất hiện thoái hóa sớm bao gồm khớp gối, khớp háng, khớp ngón tay, bàn tay, cột sống thắt lưng, thoái hóa cột sống, bàn chân hay gót chân,….vì những khớp này là những khớp hoạt động nhiều nhất trong cơ thể. Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, dấu hiệu dễ nhận biết nhất trong bệnh thoái hóa khớp là cảm giác bất thường ở khớp như đau khi vận động và hết khi bạn tăng cường nghỉ ngơi. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, bạn sẽ thấy các khớp bị thoái hóa đau nhiều hơn,  đặc biệt là vào lúc nửa đêm về sáng. Ngoài ra, bạn còn thấy ở chỗ sưng đau sẽ có cảm giác nóng, nóng đỏ ở khớp cổ chân  . . .

Cách điều trị bệnh Thoái hóa khớp

Hiện nay, có hai phương pháp chính để điều trị bệnh thoái hóa khớp đó là điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa.

Điều trị nội khoa: biện pháp điều trị cũng như để giảm đau đơn giản nhất chính là việc bạn cần nghỉ ngơi nhiều khi đau, tránh thực hiện những hoạt động gây đau khớp nhiều như vận động mạnh. Đối với những bệnh nhân mắc thoái hóa khớp thể nhẹ các Bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng để tăng khả năng lưu thông máu tại các khớp bị tổn thương. Đồng thời, Bệnh nhân sẽ phải sử dụng một số thuốc giảm đau kháng viêm nếu tình trạng đau đớn không được cải thiện.

Điều trị ngoại khoa: Điều trị ngoại khoa thường áp dụng với những bệnh nhân thể nặng, với 3 loại phẫu thuật điều trị Thoái hóa khớp là:

  • Phẫu thuật dự phòng nhằm lập lại tình trạng bình thường của khớp bị thoái hóa.
  • Phẫu thuật bảo tồn khớp khi khớp chưa bị hư hỏng nặng để sửa chữa và đưa khớp bị thoái hóa về hoạt động các chức năng bình thường.
  • Phẫu thuật thay thế khớp bị thoái hóa trong trường hợp khớp không thể điều trị phục hồi được, có thể thay thế từng phần hoặc toàn bộ của khớp.

Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã có thêm thông tin về chứng bệnh thoái hóa khớp để có hướng điều trị cũng như phòng tránh chúng một cách hiệu quả.

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới