Cách phòng tránh viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus viêm não Nhật Bản gây nên. Vậy làm thế nào để phòng tránh bệnh viêm não Nhật Bản?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Con đường lây truyền của bệnh viêm não Nhật Bản

Con đường lây truyền của bệnh viêm não Nhật Bản

Con đường lây truyền của bệnh viêm não Nhật Bản

Virus viêm não Nhật Bản khu trú ở lợn, chim và muỗi là vật trung gian truyền bệnh. Có 2 loài muỗi chính truyền bệnh này là Culex. tritaeniorhynchus và Culex. vishnui. Đây là 2 loài muỗi thường sinh sản và trú đậu ở ruộng lúa nước, đặc biệt ở ruộng mạ. Chúng phát tán rộng trên cánh đồng nên được gọi là muỗi đồng ruộng.

Muỗi đốt vật chủ mang vi rút sau đó đốt sang người và sẽ truyền bệnh cho người. Vi rút viêm não Nhật Bản tồn tại quanh năm. Song thời gian lây truyền mạnh nhất sang người là vào mùa hè. Bởi đây là thời điểm muỗi sinh sôi và phát triển mạnh.

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản

Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt những lứa tuổi chưa có miễn dịch với bệnh viêm não Nhật Bản đều có thể bị mắc bệnh. Tuy nhiên, tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ em dưới 15 tuổi cao hơn những đối tượng khác. Những người lớn chưa được tiêm chủng hoặc đi du lịch, lao động, công tác nước ngoài cũng có nguy cơ nhiễm bệnh.

Biến chứng của bệnh viêm não Nhật Bản

Bệnh viêm não Nhật Bản có nhiều biến chứng nguy hiểm và gây ra các bệnh lý nội khoa khác, thậm chí gây tử vong đối với những trường hợp bệnh nặng.

Bị bội nhiễm phổi ở bệnh nhân hôn mê sâu do ứ đọng đàm nhớt, mất phản xạ ho, sặc hoặc liệt hầu họng dễ đưa đến viêm phổi hít.

Nhiễm khuẩn tiểu sau rối loạn cơ vòng hoặc sau thông tiểu bị nhiễm khuẩn.

Bị phù não do hạ natri máu.

Cơn động kinh ác tính xảy ra nếu không tích cực chống động kinh, chống phù não và cung cấp đủ oxy; xuất huyết tiêu hóa; suy dinh dưỡng và loét.

Biến chứng của bệnh viêm não Nhật Bản

Biến chứng của bệnh viêm não Nhật Bản

Cách phòng bệnh viêm não Nhật Bản

Tiêm vắc- xin phòng bệnh

Đây là biện pháp phòng bệnh viêm não Nhật Bản hiệu quả, an toàn và tiết kiệm nhất. Trẻ em từ 1-5 tuổi được tiêm theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Tiêm chủng đủ 3 liều:

  • Mũi 1 khi trẻ 12 tháng tuổi;
  • Mũi 2 sau đó 1-2 tuần;
  • Mũi 3 sau mũi 2 một năm.

Sau đó, cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua tuổi 15.

Với trẻ trên 5 tuổi chưa từng được tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản thì cũng tiêm với 3 liều cơ bản:

  • Mũi 1: tiêm càng sớm càng tốt;
  • Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần;
  • Mũi 3: sau mũi 2 là một năm.

Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Cách phòng bệnh viêm não Nhật Bản

Cách phòng bệnh viêm não Nhật Bản

Lưu ý khi tiêm vắc-xin có thể gặp tác dụng phụ

Tại chỗ tiêm có thể bị đau, sưng, đỏ (chiếm 5-10%). Một số trường hợp có thể xuất hiện phản ứng toàn thân: sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi.

Các phản ứng phụ trên thường xuất hiện khoảng vài giờ sau khi tiêm và tự hết sau 1-2 ngày. Thường gặp ở mũi tiêm thứ 2 hoặc thứ 3 nhiêu hơn. Một số ít trường hợp (1/1 triệu mũi tiêm) có thể gặp choáng (sốc) sau khi tiêm trong vài giờ. Khi đó cần đưa ngay người đó tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu.

Các phản ứng phụ sẽ bị hạn chế nếu thực hiện tiêm chủng đúng thời gian, liều lượng, đường tiêm. Việc khám sàng lọc cho trẻ trước khi tiêm cần thực hiện tốt. Nên theo dõi trẻ sau khi tiêm trong vòng 30 phút theo quy định về an toàn tiêm chủng.

Diệt muỗi, lăng quăng và chống muỗi đốt

Vì muỗi là vật trung gian truyền bệnh viêm não Nhật Bản nên phương pháp phòng chống này rất quan trọng.

  • Cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng.
  • Nên sử dụng các biện pháp diệt muỗi và diệt lăng quăng.
  • Cho trẻ mặc quần áo dài và ngủ màn cả ban ngày và ban đêm.
  • Sử dụng thuốc bôi da có tác dụng chống muỗi đốt hiệu quả và an toàn.
  • Tại khu vực nông thôn cần chú ý:
  • Các hộ dân chăn nuôi heo, nuôi chim cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thông thoáng.
  • Nên xây dựng khu chăn nuôi cách xa nhà ở theo khuyến cáo của ngành thú y.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới